Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (Foreign Institutional Investor - FII) là ai? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
Khái niệm
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tiếng Anh là Foreign Institutional Investor, viết tắt là FII.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (FII) là một nhà đầu tư hoặc quĩ đầu tư, đầu tư vào một quốc gia bên ngoài quốc gia mà nó được đăng kí hoặc có trụ sở chính.
Thuật ngữ nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có lẽ được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ, trong đó nó dùng để chỉ các thực thể bên ngoài đầu tư vào thị trường tài chính của quốc gia. Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức tại Trung Quốc.
Đặc điểm của Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
FII có thể bao gồm các quĩ phòng hộ, công ty bảo hiểm, quĩ hưu trí, ngân hàng đầu tư và quĩ tương hỗ FII có thể là nguồn vốn quan trọng ở các nền kinh tế đang phát triển, nhưng nhiều quốc gia đang phát triển, như Ấn Độ, đã đặt giới hạn cho tổng giá trị tài sản mà FII có thể mua và số lượng cổ phần mà họ có thể mua, đặc biệt là trong một công ty. Điều này giúp hạn chế ảnh hưởng của FII đối với các công ty cá nhân và thị trường tài chính của quốc gia, và thiệt hại tiềm tàng có thể xảy ra nếu FII chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng.
Một số quốc gia có khối lượng đầu tư tổ chức nước ngoài cao nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển, thường cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng tăng trưởng cao hơn các nền kinh tế trưởng thành. Đây là một lí do FII thường được tìm thấy ở Ấn Độ, nơi có nền kinh tế tăng trưởng cao và các tập đoàn cá nhân hấp dẫn để đầu tư. Tất cả các FII ở Ấn Độ phải đăng kí với Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ (SEBI) để tham gia thị trường.
Ví dụ, nếu một quĩ tương hỗ ở Mỹ nhìn thấy cơ hội đầu tư tăng trưởng cao trong một công ty niêm yết ở Ấn Độ, nó có thể đầu tư dài hạn bằng cách mua cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Ấn Độ. Hình thức này cũng có lợi cho các nhà đầu tư Mỹ tư nhân, những người không thể mua trực tiếp chứng khoán Ấn Độ. Thay vào đó, họ có thể đầu tư vào quĩ tương hỗ và tham gia vào thị trường với tiềm năng tăng trưởng cao.
Trung Quốc cũng là một điểm đến phổ biến cho các tổ chức nước ngoài đang tìm cách đầu tư vào thị trường vốn tăng trưởng cao. Năm 2019, Trung Quốc quyết định loại bỏ hạn ngạch đối với số lượng cổ phiếu và trái phiếu mà quốc gia FII có thể mua. Quyết định này là một phần trong nỗ lực thu hút thêm vốn nước ngoài khi nền kinh tế của nó chậm lại và đan gphari chiến đấu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
(Theo Investopedia)