|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chương trình QFII (Qualified Foreign Institutional Investor) là gì? Sức hấp dẫn của QFII

17:33 | 04/05/2020
Chia sẻ
QFII (tiếng Anh: Qualified Foreign Institutional Investor) là một chương trình cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép chỉ định tham gia vào các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục.
Chương trình QFII (Qualified Foreign Institutional Investor) là gì? Sức hấp dẫn của QFII - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: China Daily)

Chương trình QFII

Khái niệm

Chương trình QFII là viết tắt của cụm Qualified Foreign Institutional Investor, tạm dịch là Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ năng lực

QFII là một chương trình cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép chỉ định tham gia vào các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục. 

Chương trình QFII được Trung Quốc giới thiệu vào năm 2002 để cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quyền giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến.  

Trước khi chạy chương trình QFII, các nhà đầu tư từ các quốc gia khác không được phép mua hoặc bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch của Trung Quốc do sự kiểm soát vốn chặt chẽ của quốc gia này. 

Đặc điểm của chương trình QFII

Định mức của chương trình QFII được đặt ở mức 80 tỉ đô la vào tháng 4/2012, một thập kỉ sau khi chương trình được khởi động. Tính đến tháng 4/2018, gần 300 tổ chức ở nước ngoài đã nhận định mức với tổng trị giá khoảng 100 tỉ đô la. 

Định mức này được cấp bởi Cơ quan quản lí Ngoại hối Nhà nước (SAFE) của Trung Quốc, và định mức có thể được thay đổi bất kì lúc nào để đáp ứng với điều kiện kinh tế và tài chính hiện tại của đất nước. 

Loại hình đầu tư có thể được giao dịch như một phần của hệ thống QFII bao gồm: cổ phiếu niêm yết (nhưng không bao gồm cổ phiếu có nguồn gốc nước ngoài), trái phiếu kho bạc, trái khoán công ty, trái phiếu chuyển đổi và các công cụ tài chính khác được Ủy ban Quản lí chứng khoán Trung Quốc (CSRC) phê duyệt. 

Để được chấp nhận là nhà đầu tư có giấy phép, một số điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng. Những điều kiện được xác định bởi loại nhà đầu tư tổ chức nào xin cấp giấy phép, chẳng hạn như công ty quản lí quĩ hoặc doanh nghiệp bảo hiểm. 

Ví dụ, các công ty quản lí quĩ phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lí tài sản và ít nhất 5 tỉ đô la tài sản đang quản lí trong năm kế toán gần nhất. Một lượng ngoại tệ nhất định, được chuyển và chuyển đổi sang nội tệ, cũng bắt buộc để phê duyệt. 

Với sự ra mắt của chương trình QFII, các nhà đầu tư tổ chức được cấp phép có thể mua và bán cổ phiếu A có mệnh giá nhân dân tệ (đây là cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục). Các công ty nước ngoài bị hạn chế tiếp cận với các cổ phiếu này bởi một định mức qui định. Định mức qui định này được sử dụng để điều chỉnh lượng tiền mà các nhà đầu tư được cấp phép có thể đầu tư vào thị trường vốn của Trung Quốc. 

Những qui tắc mới khiến chương trình QFII trở nên hấp dẫn hơn

Cho đến thời gian gần đâu, các tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc trái phiếu của Trung Quốc thông qua chương trình QFII chỉ có thể chuyển vốn về nước tối đa 20% khoản đầu tư mỗi tháng. 

Ngoài ra, mỗi lần người tham gia QFII tìm cách chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc, thì họ sẽ bị ngăn chặn bởi một hạn chế không được rút vốn trong 3 tháng. Tuy nhiên, điều này hiện đã thay đổi. 

Kể từ giữa tháng 6/2018, Trung Quốc đã nâng cả trần chuyển tiền 20% và thời hạn không được rút vốn trong vòng 3 tháng đối với tất cả những người tham gia QFII mới và cũ. Như một sự khích lệ được bổ sung, lần đầu tiên Trung Quốc cho phép các QFII thực hiện lập hàng rào để quản lí rủi ro ngoại hối.

(Theo Investopedia)

Ích Y

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.