|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cổ phiếu Trung Quốc loại A (China A-Shares) là gì? Phân biệt cổ phiếu A với cổ phiếu B

16:51 | 04/05/2020
Chia sẻ
Cổ phiếu Trung Quốc loại A (tiếng Anh: China A-Shares) là cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, giao dịch trên hai Sàn chứng khoán Trung Quốc.
Cổ phiếu Trung Quốc loại A (China A-Shares) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Caixin Global)

Cổ phiếu Trung Quốc loại A

Khái niệm

Cổ phiếu Trung Quốc loại A trong tiếng Anh là China A-Shares.

Cổ phiếu Trung Quốc loại A (gọi tắt là cổ phiếu A) là cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, giao dịch trên hai Sàn chứng khoán Trung Quốc là Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. 

Trong quá khứ, cổ phiếu chỉ mua được bởi công dân đại lục do những hạn chế của Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, các tổ chức nước ngoài được chọn đã có thể mua các cổ phiếu này thông qua hệ thống Đầu tư tổ chức nước ngoài đủ năng lực (QFII).

Được thành lập vào năm 2002, chương trình QFII cho phép các nhà đầu tư quốc tế được cấp phép mua và bán trên các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục.

Cổ phiếu A còn được gọi là cổ phiếu trong nước vì nó sử dụng đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (RMB) để định giá. 

Phân biệt cổ phiếu Trung Quốc loại A và cổ phiếu Trung Quốc loại B

Cổ phiếu Trung Quốc loại A khác với cổ phiếu Trung Quốc loại B (cổ phiếu B).

Cổ phiếu A chỉ được niêm yết bằng Nhân dân tệ, trong khi cổ phiếu B được niêm yết bằng ngoại tệ, ví dụ như đô la Mỹ, và độ khả dụng rộng rãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp khó khăn khi tiếp cận với cổ phiếu A vì các qui định của chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi tiếp cận với cổ phiếu B, đặc biệt nhất là vì lí do trao đổi ngoại tệ. Một số công ty lựa chọn để cổ phiếu của họ được niêm yết trên cả thị trường cổ phiếu A và cổ phiếu B. 

Do khả năng tiếp cận hạn chế của các nhà đầu tư Trung Quốc vào cổ phiếu B, cổ phiếu của cùng một công ty thường giao dịch ở mức định giá cao hơn nhiều trên thị trường cổ phiếu A so với thị trường cổ phiếu B. Mặc dù các nhà đầu tư hiện có thể đầu tư vào cổ phiếu A, nhưng có giới hạn 20% hàng tháng đối với việc chuyển vốn về nước trong đầu tư nước ngoài. 

Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) công bố chỉ số hiệu suất chính cho cổ phiếu A được gọi là Chỉ số SSE 180. Khi thành lập chỉ số, sàn giao dịch chọn 180 cổ phiếu được liệt kê trên SSE. Việc lựa chọn là đa dạng giữa ngành, qui mô và thanh khoản để đảm bảo sự đại diện đầy đủ. Do đó, điểm chuẩn hiệu suất của chỉ số phản ánh tình hình và hoạt động chung của thị trường chứng khoán Thượng Hải. 

Kể từ khi thành lập vào năm 1990, kèm theo một cuộc cải cách lớn vào năm 2002, chỉ số này đã có những biến động lớn. Tuy nhiên, nó đã phát triển cùng với nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2015 đến 2016 là giai đoạn đặc biệt khó khăn, với hiệu suất 52 tuần là -21,55%, tính đến ngày 20/7/2016.

Tương lai của cổ phiếu Trung Quốc loại A trên thị trường thế giới

Khi Trung Quốc phát triển từ một thị trường mới nổi sang một nền kinh tế phát triển, các nhà đầu tư đã có nhu cầu đáng kể đối với vốn chủ sở hữu của Trung Quốc. Các nhà quản lí sàn giao dịch chứng khoán tiếp tục nỗ lực để cổ phiếu A có độ khả dụng rộng rãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và được cộng đồng đầu tư toàn cầu công nhận. 

Vào tháng 6/2017, Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI đã công bố kế hoạch hai giai đoạn, trong đó sẽ dần dần bổ sung một phần cổ phiếu vốn hóa lớn của Trung Quốc. Vào tháng 5/2018, chỉ số này bắt đầu đưa vào cổ phiếu Trung Quốc loại A có vốn hóa thị trường lớn, chiếm 5% chỉ số. Nếu tính tổng tất cả cổ phiếu A, nó sẽ chiếm 40% chỉ số. 

Điều quan trọng đối với các quốc gia như Trung Quốc là mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư toàn cầu để duy trì tính cạnh tranh và phát triển kinh tế. Cổ phiếu Trung Quốc loại A cung cấp một khoản đầu tư thay thế cho những người quan tâm đến giao dịch chứng khoán Trung Quốc. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.