|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nguyên tắc trọng yếu (Full Disclosure Principle) là gì?

09:02 | 09/09/2019
Chia sẻ
Nguyên tắc trọng yếu (tiếng Anh: Full Disclosure Principle hay Materiality Principle) có nghĩa là trong ghi nhận và đo lường thu nhập, chi phí, kết quả cho phép kế toán đơn giản hóa những sự kiện có ảnh hưởng không quan trọng đến kết quả.
Nguyên tắc trọng yếu

Hình minh họa

Nguyên tắc trọng yếu (Full Disclosure Principle)

Định nghĩa

Nguyên tắc trọng yếu trong tiếng Anh gọi là Full Disclosure Principle hay Materiality Principle. Nguyên tắc trọng yếu có nghĩa là trong ghi nhận và đo lường thu nhập, chi phí, kết quả cho phép kế toán đơn giản hóa những sự kiện có ảnh hưởng không quan trọng đến kết quả.

Thuật ngữ liên quan

Nguyên tắc phù hợp (Matching principle) là nguyên tắc kế toán theo đó thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kì kế toán nhằm đảm bảo việc xác định kết quả của kì kế toán được chính xác và tin cậy.

Nội dung

Nội dung của nguyên tắc trọng yếu được qui định cụ thể trong VAS 01 - Chuẩn mực chung như sau:

- Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 

- Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.

- Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. 

Mối liên hệ giữa nguyên tắc trọng yếu và nguyên tắc phù hợp

Trong chừng mực nào đó, nguyên tắc trọng yếu có sự đối lập với nguyên tắc phù hợp.

Ví dụ, công cụ lao động là loại tư liệu lao động nhỏ không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định nhưng lại có đặc điểm vận động tương đối giống tài sản cố định ở sự dịch chuyển dần giá trị vào chi phí hoạt động từng kì và vẫn giữ hình thái hoạt động ban đầu.

Theo nguyên tắc phù hợp, giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng nhiều trong niên độ kế toán cũng phải được kế toán phân bổ vào chi phí của từng kì.

Tuy nhiên, do giá trị công cụ dụng cụ lao động tương đối nhỏ nên để đảm bảo tính hiệu quả, kế toán có thể áp dụng nguyên tắc trọng yếu và tính một lần giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí của một kì và điều này không tạo sự biến động lớn của kết quả hoạt động kì đó.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Nguyên lí kế toán, NXB Tài chính)

Minh Lan