Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (Generally Accepted Accounting Principles - GAAP) là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn: EduCBA.
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
Khái niệm
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung trong tiếng Anh là Generally Accepted Accounting Principles, viết tắt là GAAP.
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung đề cập đến một bộ nguyên tắc, chuẩn mực và qui trình kế toán chung do Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB) ban hành. Các công ty đại chúng ở Mỹ phải tuân theo GAAP khi kế toán của họ lập báo cáo tài chính.
GAAP là sự kết hợp của các tiêu chuẩn có thẩm quyền (được thiết lập bởi các ban chính sách) và các cách thường được chấp nhận để ghi lại và báo cáo thông tin kế toán. GAAP nhằm cải thiện sự rõ ràng, nhất quán và so sánh của việc truyền đạt thông tin tài chính.
GAAP có thể tương phản với kế toán chiếu lệ (pro forma), đây là một phương pháp báo cáo tài chính phi GAAP. Trên bình diện quốc tế, tương đương với GAAP tại Mỹ được gọi là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). IFRS được tuân thủ tại hơn 120 quốc gia, bao gồm cả những nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Đặc điểm của GAAP
GAAP giúp quản lí thế giới kế toán theo các qui tắc và hướng dẫn chung. Nó cố gắng chuẩn hóa và điều chỉnh các định nghĩa, giả định và phương pháp được sử dụng trong kế toán trong tất cả các ngành công nghiệp. GAAP bao gồm các chủ đề như ghi nhận doanh thu, phân loại bảng cân đối và tính trọng yếu.
Mục tiêu cuối cùng của GAAP là đảm bảo báo cáo tài chính của công ty đầy đủ, nhất quán và có thể so sánh được. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng phân tích và trích xuất thông tin hữu ích từ báo cáo tài chính của công ty, bao gồm dữ liệu xu hướng trong một khoảng thời gian. Nó cũng tạo điều kiện cho việc so sánh thông tin tài chính giữa các công ty khác nhau.
10 khái niệm chung sau khái quát nhiệm vụ chính của GAAP:
Nguyên tắc tuân thủ: Kế toán phải tuân thủ các qui tắc và qui định GAAP như một tiêu chuẩn.
Nguyên tắc nhất quán: Kế toán cam kết áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong suốt quá trình báo cáo để ngăn ngừa lỗi hoặc sai lệch. Kế toán dự kiến sẽ tiết lộ đầy đủ và giải thích lí do đằng sau bất kì tiêu chuẩn thay đổi hoặc cập nhật nào trong phần chú thích cho báo cáo tài chính.
Nguyên tắc chính xác: Kế toán cố gắng cung cấp một mô tả chính xác và khách quan về tình hình tài chính của công ty.
Nguyên tắc tính bền vững của phương pháp: Các qui trình được sử dụng trong báo cáo tài chính nên nhất quán.
Nguyên tắc không bồi thường: Yếu tố tiêu cực và tích cực nên được báo cáo với sự minh bạch đầy đủ và không nên bao gồm kì vọng về bồi thường nợ.
Nguyên tắc thận trọng: Nhấn mạnh đại diện dữ liệu tài chính dựa trên thực tế.
Nguyên tắc liên tục: Trong khi định giá tài sản, cần giả định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động.
Nguyên tắc định kì: Những khoản thu chi nên được phân phối trong các khoảng thời gian thích hợp. Ví dụ, doanh thu phải được báo cáo trong kì kế toán có liên quan.
Nguyên tắc vật chất: Kế toán phải cố gắng để công bố đầy đủ trong các báo cáo tài chính.
Nguyên tắc niềm tin tối đa: Bắt nguồn từ cụm từ tiếng Latin uberrimae fidei, được sử dụng trong ngành bảo hiểm. Nó giả định rằng các bên đều trung thực trong tất cả các giao dịch.
(theo Investopedia)