|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nguồn cung có sẵn (Visible Supply) là gì? Đặc điểm

17:01 | 28/04/2020
Chia sẻ
Nguồn cung có sẵn (tiếng Anh: Visible Supply) là số lượng hàng hóa hóa hiện đang được lưu trữ hoặc vận chuyển có sẵn để mua hoặc bán.
Nguồn cung có sẵn (Visible Supply) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Supply chain digital)

Nguồn cung có sẵn

Khái niệm

Nguồn cung có sẵn trong tiếng Anh là Visible Supply.

Nguồn cung có sẵn là số lượng hàng hóa hóa hiện đang được lưu trữ hoặc vận chuyển có sẵn để mua hoặc bán.

Nguồn cung có sẵn này rất quan trọng vì nó xác định lượng hàng hóa nhất định có sẵn để mua hoặc giao hàng theo kí kết của hợp đồng tương lai.

Ví dụ, tất cả lúa mì được giữ trong kho chứa, cùng với lúa mì được vận chuyển từ các trang trại tạo thành một phần của nguồn cung có sẵn.

Nguồn cung có sẵn trái ngược với nguồn cung không có sẵn (Invisible supply) – liên quan đến lượng dự trữ không xác định hoặc không đủ điều kiện, không có sẵn để giao khi thanh toán hợp đồng tương lai.

Không giống như nguồn cung có sẵn, nguồn cung không có sẵn này nằm trong hợp đồng tương lai, nhưng chưa được tích lũy, dự trữ hoặc tách riêng ra cho việc giao hàng; trong những hàng hóa khác đã lưu trữ và được tính là "có sẵn".

Trong thị trường trái phiếu đô thị (Municipal bond) ở Mỹ, nguồn cung có sẵn trong 30 ngày đề cập đến tổng mệnh giá của tất cả các trái phiếu đô thị phát hành mới dự kiến sẽ được tung ra thị trường trong 30 ngày tới.

Hiểu hơn về Nguồn cung có sẵn

Giá cả trên thị trường được cho là được xác định bởi qui luật cung cầu – nguồn cung có sẵn của hàng hóa càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến nguồn cầu, và ngược lại.

Do đó, việc tính đến nguồn cung hàng hóa có sẵn rất quan trọng đối với các thị trường này và thị trường tương lai liên quan.

Nhìn chung, sự gia tăng nguồn cung có sẵn được coi là tín hiệu giảm giá, trong khi mức giảm nguồn cung được coi là tăng giá.

Tuy nhiên, giá của hàng hóa không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi nguồn cung có sẵn. Bởi vì hàng hóa, chẳng hạn như lúa mì hoặc dầu, thường được mua thông qua hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc hợp đồng kì hạn trước ngày giao hàng thực tế. Lúc đó, giá có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung trong tương lai hơn là nguồn cung có sẵn tại thời điểm đó.

Nguồn cung trong tương lai, hay nguồn cung hiện đang trong quá trình chế biến hoặc chuẩn bị, được cho là một phần của nguồn cung không có sẵn, vì nó không thể (chưa) được tính tới.

Nguồn cung có sẵn 30 ngày trong thị trường trái phiếu đô thị

Trong thị trường trái phiếu đô thị ở Mỹ, nguồn cung có sẵn trong 30 ngày được sử dụng để dự đoán sức khỏe của thị trường cho những đợt phát hành mới. Đó là một dấu hiệu cho thấy có bao nhiêu khoản nợ mới dự kiến sẽ được tung ra thị trường.

Sự gia tăng nguồn cung trái phiếu có sẵn làm giảm giá, bởi vì số lượng trái phiếu nhiều lên sẽ làm tăng nguồn cung nợ mới. Tương tự như vậy, sự sụt giảm nguồn cung trái phiếu có sẵn làm tăng giá trái phiếu.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.