|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cung trong du lịch (Tourism Supply) là gì? Yếu tố tạo thành

10:12 | 16/01/2020
Chia sẻ
Cung trong du lịch (tiếng Anh: Tourism Supply) là toàn bộ các dịch vụ - hàng hoá du lịch được đưa ra thị trường du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch trong một thời gian nhất định.
Cung trong du lịch (Tourism Supply) là gì? Yếu tố tạo thành - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: mydestinationguide)

Cung trong du lịch

Khái niệm

Cung trong du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Supply.

Cung trong du lịch là toàn bộ các dịch vụ - hàng hoá du lịch được đưa ra thị trường du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch trong một thời gian nhất định.

Sự khác nhau giữa cung du lịch và sản phẩm du lịch

Cung du lịch và sản phẩm du lịch có sự khác nhau:

- Sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nó là kết quả của các hoạt động sản xuất thuọc các đơn vị đặc biệt.

- Cung trong du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị được xã hội công nhận trong quá trình trao đổi.

Có những giá trị sử dụng được tạo ra để thoả mãn nhu cầu khách du lịch không qua mua bán. Chúng chỉ được gọi là sản phẩm du lịch chứ không phải là cung trong du lịch.

Các yếu tố tạo thành cung du lịch

Cung du lịch là do nhiều yếu tố tạo thành, các yếu tố đó bao gồm:

- Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên du lịch thiên nhiên phải đủ các điều kiện về vị trí địa lí thích hợp có địa hình tạo nên phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà, thuỷ văn tốt, có thế giới động, thực vật phong phú.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn là các tài nguyên có giá trị lịch sử văn hoá, các thành tựu kinh tế của đất nước là cơ sở tạo nên các điểm du lịch hấp dẫn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kĩ thuật là toàn bộ công trình mà các tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn của mình gồm toàn bộ nhà cửa và các phương tiện vận chuyển, phương tiện kĩ thuật để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, khu vui chơi giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá trong khu du lịch, hệ thống điện nước… 

Toàn bộ các công cụ lao động do tổ chức du lịch tạo ra để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch – khách sạn.

- Những dịch vụ phục vụ khách du lịch

Những dịch vụ phục khách du lịch như dịch vụ lưu trú (nghiệp vụ buồng), ăn uống (nghiệp vụ bếp, bar), nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn du lịch…

- Hàng hoá đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch gồm: Hàng tự chế và hàng mua sẵn.

+ Hàng tự chế bao gồm: Hàng hoá sản phẩm ăn, uống

+ Hàng hoá lưu niệm bán cho khách du lịch.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Du lịch Khách sạn, Định Thị Thư, NXB Hà Nội, 2005)

Diệu Nhi