|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngân hàng Thông báo (Advising Bank) trong thanh toán quốc tế là gì?

10:13 | 04/09/2019
Chia sẻ
Ngân hàng Thông báo (tiếng Anh: Advising Bank) trong thanh toán quốc tế là một ngân hàng tham gia trong sơ đồ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, có vai trò thông báo cho người hưởng lợi rằng một L/C đã được mở tại ngân hàng phát hành.
d

Hình minh họa (Nguồn: letterofcredit)

Ngân hàng Thông báo (Advising Bank)

Ngân hàng Thông báo - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Advising Bank.

Ngân hàng Thông báo là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng Phát hành. Ngân hàng Thông báo thường là ngân hàng đại lí hay một chi nhánh của Ngân hàng Phát hành ở nước nhà Xuất khẩu.

Tại sao phải thông báo L/C qua ngân hàng?

Nhiều người cho rằng, L/C là cam kết của Ngân hàng Phát hành đối với người thụ hưởng, do đó, Ngân hàng Phát hành cần gửi trực tiếp L/C cho người thụ hưởng mà không cần qua một hàng nào nhằm giảm chi phí.

Về mặt lí thuyết là có thể được, nhưng trên thực tế, để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng tránh nhận phải một L/C giả gây hậu quả nghiêm trọng, thì nhất thiết L/C phải được thông báo qua một ngân hàng.

Mục đích chuyển L/C cho nhà Xuất khẩu thông qua Ngân hàng Thông báo là để xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C (authentication). Khi nhận được L/C chuyển đến, Ngân hàng Thông báo phải xác minh tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho nhà Xuất khẩu. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Qui tắc chọn Ngân hàng Thông báo 

a) Ngân hàng Thông báo phải do Ngân hàng Phát hành chỉ định và thường là ngân hàng phục vụ nhà Xuất khẩu và là chi nhánh hay ngân hàng đại lí của Ngân hàng Phát hành.

b) Cơ sở để Ngân hàng Phát hành chỉ định Ngân hàng Thông báo:

- Căn cứ vào Đơn mở L/C của Người yêu cầu, nếu có. 

- Nếu trong Đơn không qui định, thì Ngân hàng Phát hành được chọn Ngân hàng Thông báo.

c) L/C được thông báo qua ngân hàng nào, thì các sửa đổi L/C cũng phải được thông báo qua ngân hàng đó.

 d) Nếu Ngân hàng Thông báo thứ nhất không có quan hệ khách hàng với người thụ hưởng, thì Ngân hàng Phát hành phải chỉ định Ngân hàng Thông báo thứ hai. Nếu Ngân hàng Phát hành không chỉ định, thì Ngân hàng Thông báo thứ nhất được chọn Ngân hàng Thông báo thứ hai có quan hệ khách hàng với người thụ hưởng để thông báo L/C.

Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Phát hành thứ hai có sai sót, thì không vì thế mà Ngân hàng Thông báo thứ nhất phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Quyền lợi và trách nhiệm của Ngân hàng Thông báo thứ hai là thương đương với Ngân hàng Thông báo thứ nhất.

e) Nếu một ngân hàng không phải là Ngân hàng Xác nhận, chỉ thực hiện thông báo L/C hay sửa đổi L/C thì không chịu bất kì trách nhiệm nào phải thanh toán hay chiết khấu chứng từ theo L/C.

f) Nếu ngân hàng được yêu cầu thông báo L/C nhưng quyết định từ chối, thì phải thông báo không chậm trễ quyết định của mình cho Ngân hàng Phát hành. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.