|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngân hàng thế giới (The World Bank Group - WBG) là gì?

09:44 | 12/09/2019
Chia sẻ
Ngân hàng thế giới (tiếng Anh: The World Bank Group, viết tắt: WBG) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn.
fff

Hình minh họa (Nguồn: The Wishtler)

Ngân hàng thế giới (The World Bank Group - WBG)

Ngân hàng thế giới - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là The World Bank Group, hoặc The World Bank, hoặc World Bank, viết tắt là WBG.

Ngân hàng thế giới (WBG) là tổ chức tài chính quốc tế được thành lập vào năm 1944, nhằm mục đích tái thiết và xây dựng lại châu Âu sau chiến tranh Thế giới thứ II. 

Ngân hàng Thế giới (WBG) trên thực tế bao gồm 3 tổ chức:

- Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development) gọi tắt là IBRD, thành lập ngày 17-2-1945 theo tinh thần hiệp ước Bretton Wood và bắt đầu hoạt động vào năm 1946.

- Công ty tài chính quốc tế (International Financial Company) gọi tắt là IFC thành lập năm 1955.

- Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association) gọi tắt là IDA thành lập năm 1960. 

Khi mới thành lập, IBRD có 44 nước thành viên, chủ yếu là các nước tư bản phát triển. Đến năm 1987 tổng số thành viên của tổ chức này lên đến 151 quốc gia. (Theo Investopedia)

Mục đích và nội dung hoạt động của Ngân hàng Thế giới

Mục đích của IBRD là nhằm giúp các nước thành viên, chủ yếu là các nước tư bản châu Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế giới thứ II; giúp đỡ các nước đang phát triển về vốn và kĩ thuật để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế.

Vốn pháp định của IBRD lúc mới thành lập là 25,226 tỉ USD được chia ra làm nhiều cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 USD. Trong số đó, Mỹ chiếm 6,473 tỉ USD, Anh là 2,600 tỉ USD, Đức: 1,365 tỉ USD, Pháp: 1,279 tỉ USD, Nhật: 1,203 tỉ USD. 

Tính đến năm 1987 tổng số vốn của IBRD lên đến 85,7 tỉ USD. Hoạt động chủ yếu của IBRD là cho vay và trợ giúp thuật cho các nước thành viên dựa trên những nguyên tắc chủ yếu sau :

- Chỉ cho vay những nước có khả năng trả nợ. 

- Việc cho vay tiến hành với chính phủ hay tư nhân phải có sự bảo đảm của chính phủ. 

- Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường một ít. 

- Nước vay không bắt buộc dùng tiền vay để mua hàng ở bất kì quốc gia hội viên nào. 

Quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với Việt Nam

Chính quyền Sài Gòn là hội viên của cả ba tổ chức IBRD, IFC và IDA của Ngân hàng Thế giới với tổng số vốn đóng góp là 8,5 triệu USD nhưng chưa vay khoản nào. Năm 1976 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản chân hội viên của chính quyền Sài Gòn. 

Tại IBRD Việt Nam là thành viên nhóm 10 quốc gia gồm : Philippines, Indonesia, Lào, Singapore, Malaysia, Mianma, Nepan, Thailand, Công gô và Việt Nam. Các nước trong nhóm luân phiên cử giám đốc và phó giám đốc điều hành của nhóm.

Nãm 1978, IDA cho Việt Nam vay 60 triệu USD để thực hiện dự án thủy lợi Dầu Tiếng. Từ năm 1979 đến năm 1992, Việt Nam không vay thêm của Ngân hàng Thế giới.

Năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cử nhiều đoàn vào Việt Nam để xúc tiến cho Việt Nam vay ngay trong năm 1993 hai dự án: Dự án đường quốc lộ 1A với 112,4 triệu USD và Dự án giáo dục tiểu học là 70 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam còn phối hợp với các cơ quan có liên quan để chuẩn bị danh mục dự án trình Ngân hàng Thế giới xem xét tài trợ trong những năm tiếp theo. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Sếp Vicem Hà Tiên: Giá bán xi măng vào sân bay Long Thành 'rất chua chát'
Lãnh đạo công ty cho biết thường cung cấp 50-100% sản lượng xi măng ở các dự án lớn phía Nam, theo đó kỳ bạn cung cấp ít nhất gần nửa triệu tấn cho siêu dự án này dù giá biên lợi nhuận không cao.