|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) là gì?

21:17 | 09/04/2020
Chia sẻ
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (tiếng Anh: Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) là một ngân hàng phát triển quốc tế cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á - AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank) là gì? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Vietnam Briefing)

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á 

Khái niệm

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á trong tiếng Anh là Asian Infrastructure Investment Bank, viết tắt là AIIB.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển quốc tế cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á. Ngân hàng bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2016.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á - AIIB là ngân hàng phát triển đa lĩnh vực có trụ sở ở Bắc Kinh. Giống như các ngân hàng phát triển khác, nhiệm vụ của AIIB là cải thiện kinh tế và xã hội ở khu vực châu Á và hơn thế. Ngân hàng được mở vào tháng 1 năm 2016 và hiện có 86 thành viên được chấp thuận trên toàn thế giới. 

Lịch sử Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất một ngân hàng cơ sở hạ tầng châu Á tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bali năm 2013. Nhiều người cho rằng AIIB là một thách thức đối với các tổ chức cho vay quốc tế, một số người cho rằng đây là sự ngược lại với lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Trong trường hợp của AIIB, Trung Quốc kiểm soát một nửa số cổ phiếu có quyền biểu quyết của ngân hàng, điều này mang lại nhận thức rằng AIIB sẽ hoạt động vì lợi ích của chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã đặt câu hỏi về các tiêu chuẩn quản lí của ngân hàng và các biện pháp bảo vệ xã hội và môi trường của nó, nhằm gây áp lực cho các đồng minh không đăng ký làm thành viên. 

Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của Mỹ, khoảng một nửa số thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đã kí kết, cũng như các quốc gia lớn của châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. Kết quả này được xem như một biểu hiện về sức ảnh hưởng quốc tế đang gia tăng của Trung Quốc.

Cơ cấu Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

Ngân hàng được lãnh đạo bởi một Hội đồng Thống đốc gồm một Thống đốc và một Quyền Thống đốc được chỉ định bởi mỗi trong số 86 quốc gia thành viên. Hội đồng quản trị không thường trực chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lí ngân hàng về chiến lược, kế hoạch hàng năm, ngân sách của ngân hàng và thiết lập các chính sách cũng như thủ tục giám sát.

Nhân viên ngân hàng được lãnh đạo bởi một Chủ tịch được bầu bởi các cổ đông của AIIB với nhiệm kì 5 năm và có khả năng tái cử một lần. Chủ tịch được hỗ trợ bởi Quản lí cấp cao bao gồm năm Phó chủ tịch về chính sách và chiến lược, hoạt động đầu tư, tài chính, quản trị, ban thư kí doanh nghiệp, Tổng cố vấn và Giám đốc rủi ro. Hiện tại, ông Kim Lập Quần đang giữ chức Chủ tịch.

Mục tiêu của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

Các ưu tiên của ngân hàng là thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng bền vững và hỗ trợ các quốc gia đang nỗ lực đáp ứng các mục tiêu về môi trường và phát triển. Ngân hàng tài trợ cho các dự án kết nối các quốc gia trong khu vực và các dự án cơ sở hạ tầng xuyên biên giới cho đường bộ, đường sắt, cảng, đường ống năng lượng và viễn thông trên khắp Trung Á và các tuyến hàng hải ở Đông Nam Á và Trung Đông và Trung Đông. 

Ngân hàng cũng ưu tiên huy động vốn tư nhân và khuyến khích các quan hệ đối tác kích thích đầu tư vốn tư nhân như các ngân hàng phát triển đa phương khác, chính phủ và các nhà tài chính tư nhân.

Một ví dụ về dự án AIIB là một sáng kiến kết nối đường giao thông nông thôn mang lại lợi ích cho khoảng 1,5 triệu cư dân ở Madhya Pradesh, Ấn Độ. Vào tháng 4 năm 2018, AIIB đã công bố dự án, dự kiến cũng sẽ cải thiện sinh kế, giáo dục và di chuyển của cư dân của 5.640 ngôi làng. Dự án có tổng giá trị 140 triệu đô la Mỹ được tài trợ bởi AIIB và Ngân hàng Thế giới.

(Theo Investopedia)

Lê Huy