|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mức giá (Price Level) là gì? Đặc điểm

08:59 | 29/05/2020
Chia sẻ
Mức giá (tiếng Anh: Price level) là mức trung bình giá hiện tại của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế.
Mức giá (Price Level) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.

Mức giá

Khái niệm

Mức giá tiếng Anh là Price level.

Mức giá là mức trung bình giá hiện tại của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế.  Nói một cách tổng quát hơn, mức giá đề cập đến giá hoặc chi phí của hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản trong nền kinh tế.

Mức giá có thể được biểu thị trong phạm vi nhỏ, ví dụ như dưới dạng giá chứng khoán hoặc dưới dạng giá trị riêng biệt như một số tiền cụ thể.

Trong kinh tế học, mức giá là một chỉ số quan trọng và được các nhà kinh tế theo dõi chặt chẽ. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sức mua của người tiêu dùng cũng như bán hàng hóa và dịch vụ. Nó cũng đóng một phần quan trọng trong chuỗi cung-cầu.

Đặc điểm của Mức giá trong Nền kinh tế

Trong nền kinh tế, mức giá đề cập đến sức mua của tiền hoặc lạm phát. Nói cách khác, các nhà kinh tế mô tả tình trạng của nền kinh tế bằng cách xem xét mọi người có thể mua bao nhiêu với cùng một đơn vị tiền tệ. Chỉ số mức giá phổ biến nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Mức giá được phân tích thông qua một giỏ hàng hóa, trong đó bao gồm một tổng hợp nhóm hàng hóa và dịch vụ sử dụng bởi người tiêu dùng. Thay đổi giá tổng hợp theo thời gian khiến chỉ số đo lường giá giỏ hàng hóa trở nên cao hơn. Số trung bình gia quyền thường được sử dụng thay vì phép tính trung bình hình học.

Mức giá cho thấy một cái nhìn toàn cảnh về giá tại một thời điểm nhất định, giúp xem xét các thay đổi của mức giá trên diện rộng theo thời gian. Khi giá tăng (lạm phát) hoặc giảm (giảm phát), nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa cũng bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến các kết quả đo lường sản xuất như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trở nên cao hơn hoặc thấp hơn.

Nếu giá hàng hóa và dịch vụ tăng quá nhanh khi một nền kinh tế bị lạm phát thì một ngân hàng trung ương phải tham gia bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Điều này làm giảm lượng tiền trong hệ thống, do đó làm giảm tổng cầu. Ngược lại, nếu giá giảm quá nhanh, ngân hàng trung ương có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, từ đó làm tăng cung tiền của nền kinh tế và tổng cầu.

Mức giá là một trong những chỉ số kinh tế được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Các nhà kinh tế tin rằng nên duy trì giá ở mức tương đối ổn định hàng năm để không gây ra lạm phát quá mức. Nếu mức giá tăng quá nhanh, các ngân hàng trung ương hoặc chính phủ phải tìm mọi cách để giảm lượng cung tiền hoặc tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy