|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mua bù thiếu (Short Covering) là gì? Ví dụ về Mua bù thiếu

09:39 | 07/02/2020
Chia sẻ
Mua bù thiếu (tiếng Anh: Short Covering) là việc mua lại chứng khoán đã vay để đóng các vị thế bán đang mở để thu lại một khoản lãi hoặc lỗ.
Mua bù thiếu (Short Covering) là gì? Ví dụ về Mua bù thiếu  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Vrdnation.com

Mua bù thiếu

Khái niệm

Mua bù thiếu hay còn gọi là mua trả, mua bù, mua lấp trống trong tiếng Anh là Short Covering.

Mua bù thiếu là việc mua lại chứng khoán đã vay để đóng các vị thế bán đang mở nhằm thu lại một khoản lãi hoặc lỗ. 

Mua bù thiếu đòi hỏi nhà giao dịch phải mua lại cùng một loại chứng khoán đã được bán khống ban đầu do quá trình này liên quan đến việc vay mượn chứng khoán và bán trên thị trường. 

Ví dụ, một nhà giao dịch bán khống 100 cổ phiếu XYZ với giá 20$ vì tin rằng cổ phiếu XYZ sẽ giảm giá. Khi giá XYZ giảm xuống còn 15$, nhà giao dịch mua lại cổ phiếu XYZ để chi trả cho vị thế bán của mình, thu lại lợi nhuận 500$ từ việc bán trước đó. 

Quá trình này được các nhà giao dịch sử dụng lệnh mua lại để trả (buy to cover). 

Đặc điểm Mua bù thiếu 

Mua bù thiếu là qui trình cần thiết để đóng một vị thế bán đang mở. Việc sở hữu vị thế bán có thể đem lại lợi nhuận nếu được mua lại ở mức giá thấp hơn so với giao dịch ban đầu và sẽ tạo ra khoản lỗ nếu nó được mua lại ở mức giá cao hơn giá ban đầu. 

Khi xuất hiện một lượng đáng kể các giao dịch mua bù thiếu với một chứng khoán có thể dẫn đến hiện tượng bán non (short squeeze), ở đó những người bán khống chứng khoán sẽ buộc phải thanh lí các vị thế với giá cao hơn và tăng dần.   

Mua bù thiếu cũng xảy ra một cách không tự nguyện khi một cổ phiếu có tỉ lệ bán khống rất cao được mua lại (buy-in). Mua lại là việc đại lí môi giới đóng một vị thế bán khi cổ phiếu cực kì khó vay mượn và người cho vay đang yêu cầu trả cổ phiếu. 

Hiện tượng này thường xảy ra với các cổ phiếu kém thanh khoản hơn và với các công ty cổ phần có ít cổ đông hơn.   

Tỉ lệ bán khống càng cao thì rủi ro quá trình mua bù thiếu xảy ra một cách mất trật tự càng lớn. Mua bù thiếu thường là nguyên nhân dẫn đến các giai đoạn khởi nguồn cho của sự duy trì tăng giá của cổ phiếu (rally) sau một thị trường giảm giá (bear market) kéo dài hoặc sự sụt giảm kéo dài của một cổ phiếu hay chứng khoán khác. 

Người bán khống thường có thời gian nắm giữ ngắn hơn so với các nhà đầu tư có vị thế mua do các rủi ro khoảng trống giá tiếp diễn trong một xu hướng tăng mạnh. 

Do đó, người bán khống thường nhanh chóng mua lại khoản bán khống trước đó khi tâm lí thị trường có dấu hiệu đảo chiều hay khi chứng khoán được dự đoán không khả quan hoạt động tốt.  

Ví dụ về Mua bù thiếu 

Xem xét công ty XYZ có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, trong đó có 10 triệu cổ phiếu được bán khống và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là 1 triệu cổ phiếu. Công ty XYZ có tỉ lệ bán khống là 20% và SIR là 10, cả hai giá trị này đều tương đối cao cho thấy việc mua bù thiếu có thể khó khăn.    

Ngoài ra, với thông tin công ty XYZ lỗ ròng xuất hiện trong một số ngày hoặc tuần, khuyến khích bán khống tệ hơn. 

Vào một ngày trước khi mở phiên giao dịch, công ty XYZ thông báo họ đã kí được hợp đồng với một khách hàng lớn dự kiến sẽ tăng thu nhập hàng quí lên đáng kể. 

Hậu quả là cổ phiếu XYZ tạo khoảng trống giá cao hơn khi mở cửa giao dịch, làm giảm lợi nhuận hoặc làm tăng khoản thua lỗ của những người bán khống. 

Một số người bán khống sẽ muốn thoát vị thế ở một mức giá thuận lợi hơn vì vậy họ giữ vị thế trong khi một số khác thoát vị thế mạnh mẽ hơn. 

Việc mua bù thiếu một cách vô trật tự này buộc công ty XYZ phải tăng giá cao hơn tiếp tục cho đến khi hết hiện tượng bán non. Trong khi đó, những người bán khống chờ đợi một sự đảo chiều giá có lợi sẽ còn phải chịu những tổn thất cao hơn nữa.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo