|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình nến Upside Gap Two Crows trong phân tích kĩ thuật là gì? Đặc điểm và Ý nghĩa

19:46 | 20/04/2020
Chia sẻ
Mô hình nến Upside Gap Two Crows là một mô hình giá đảo chiều ba ngày theo xu hướng tăng giá, được quan sát trên biểu đồ nến, đặc trưng với ngày đầu giá tiếp tục xu hướng tăng thông qua một nến trắng/xanh dài.
Mô hình Upside Gap Two Crows trong phân tích kĩ thuật là gì? Đặc điểm và Ý nghĩa  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Mô hình nến Upside Gap Two Crows

Khái niệm

Mô hình nến Upside Gap Two Crows là một mô hình giá đảo chiều ba ngày theo xu hướng tăng giá, được quan sát trên trên biểu đồ nến, đặc trưng với ngày đầu giá tiếp tục xu hướng tăng thông qua một nến trắng/xanh dài. 

Hay nói cách khác, ngày đầu tiên có giá đóng cửa cao hơn nhiều so với giá mở cửa.   

Đặc điểm Mô hình nến Upside Gap Two Crows 

Mô hình nến Upside Gap Two Crows trong phân tích kĩ thuật là một tín hiệu cho thấy xu hướng giảm giá trong thị trường sắp đảo chiều. 

Mô hình Upside Gap Two Crows trong phân tích kĩ thuật là gì? Đặc điểm và Ý nghĩa  - Ảnh 2.

Mô hình Upside Gap Two Crows là một mô hình ba nến, thường phát triển trên các biểu đồ nến theo trình tự sau:   

 - Ngày 1 (nến 1): là nến tăng tiếp tục xu hướng tăng giá trước đó, được biểu thị bằng một nến trắng/xanh dài, cho biết giá đóng cửa của chỉ số hoặc chứng khoán cao hơn giá mở cửa trong ngày.  

 - Ngày 2 (nến 2): là một nến giảm giá với khoảng trống giá mở cửa của chỉ số hoặc chứng khoán cao hơn ngày đầu tiên.   

 - Ngày 3 (nến 3): là một nến giảm thứ hai, với giá mở cửa cao hơn giá mở cửa ngày thứ 2, nhưng có giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa ngày thứ 2 và trên giá đóng cửa ngày đầu. 

Mô hình Upside Gap Two Crows có đặc điểm trực quan với một nến ngày thứ 3 là một nến đen/đỏ (giảm) "nhấn chìm" nến ngày thứ 2.

Điều kiện xảy ra Mô hình nến Upside Gap Two Crows

Có một số điều kiện quan trọng cần được đáp ứng để có thể xác định được một mô hình Upside Gap Two Crows. Đó là: 

 - Mô hình giá phải được hình thành trong một xu hướng tăng giá rõ ràng.

 - Nến đầu tiên phải là một nến tăng (trắng hoặc xanh) thân lớn, tiếp tục xu hướng tăng giá trước đó. Nến này cũng phải được theo sau bởi một nến giảm giá (đen hoặc đỏ) có xuất hiện khoảng trống giá với thân nến nhỏ hơn. 

 - Cuối cùng, nến thứ ba phải là một nến giảm giá khác (đen hoặc đỏ) có khoảng trống giá tăng. Cây nến cuối cùng này phải nhấn chìm (hay bao trùm) nến thứ hai. 

Hay có nghĩa là giá mở cửa của nó cao hơn và giá đóng cửa của nó thấp hơn nến thứ 2. Đồng thời, nến ba vẫn phải đóng cửa với giá cao hơn giá đóng cửa ngày đầu tiên.   

Ý nghĩa của Mô hình Upside Gap Two Crows 

Mô hình Upside Gap Two Crows thường được các nhà phân tích kĩ thuật bằng đồ thị cho là một mô hình tương đối đáng lo ngại, vì nó báo hiệu rằng chứng khoán có thể sẽ sớm kết thúc xu hướng tăng giá, và bắt đầu một xu hướng giảm giá khác. 

Nguyên nhân là do mặc dù có hai nến có giá mở cửa tăng mạnh (xuất hiện khoảng trống giá vào ngày 2 và 3), các áp lực tăng giá vẫn không thể chiến thắng các áp lục giảm giá trên thị trường.  

Điều này cho thấy tâm lí thị trường đang chuyển dịch từ tin tin tưởng chứng khoán sẽ tăng giá sang giảm giá.   

Mô hình Upside Gap Two Crows tương đối ít xảy ra, nhưng luôn chắc chắn có thể dự báo trước. Đặc biệt là khi thị trường liên tục không thể duy trì mức giá mở cửa cao, và tiếp tục đóng cửa với giá thấp hơn, hình thành hiện tượng những "con quạ lượn vòng". 

Nếu nhà đầu tư phát hiện ra hiện tượng này, họ nên xem xét kĩ lưỡng mô hình giá cho đến khi nhận được tín hiệu giá xác nhận tiếp theo, để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.

Nếu không có tín hiệu giảm giá xác nhận xu hướng giảm giá mới, mô hình Upside Gap Two Crows sẽ trở thành một giai đoạn chững giá nhỏ trong xu hướng tăng giá hiện hành.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.