|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình Gartley (Gartley Pattern) là gì? Xác định Mô hình Gartley

18:15 | 10/02/2020
Chia sẻ
Mô hình Gartley (tiếng Anh: Gartley Pattern) là một mô hình biểu đồ harmonic dựa trên các giá trị và tỉ lệ Fibonacci, giúp các nhà giao dịch xác định mức đỉnh và mức đáy phản hồi.
Mô hình Gartley (Gartley Pattern) là gì? Xác định Mô hình Gartley  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Ig.com

Mô hình Gartley

Khái niệm

Mô hình Gartley trong tiếng Anh là Gartley Pattern.

Mô hình Gartley là một mô hình biểu đồ harmonic dựa trên các giá trị và tỉ lệ Fibonacci, giúp các nhà giao dịch xác định mức đỉnh và mức đáy phản hồi.

Trong đầu sách Lợi nhuận trong thị trường chứng khoán, H.M. Gartley là người đã đặt nền móng cho các mô hình biểu đồ harmonic vào năm 1932. 

Mô hình Gartley là mô hình biểu đồ harmonic được sử dụng phổ biến nhất. 

Đặc điểm Mô hình Gartley 

Mô hình Gartley là mô hình biểu đồ giá harmonic phổ biến nhất. 

Các mô hình harmonic hoạt động dựa trên tiền đề rằng các chuỗi Fibonacci có thể được sử dụng để xây dựng các cấu trúc hình học của giá, chẳng hạn như sự phá vỡ (breakout) và sự thoái lui (retracement). 

Tỉ lệ Fibonacci rất phổ biến và đã trở thành một khái niệm trọng tâm giữa các nhà phân tích kĩ thuật, họ thường sử dụng các công cụ như Fibonacci thoái lui, Fibonacci mở rộng (Fibonacci time extensions), Fibonacci quạt (Fibonacci fans), vùng tập hợp Fibonacci (Fibonacci clusters) và vùng thời gian Fibonacci (Fibonacci time zones).     

Nhiều nhà phân tích kĩ thuật sử dụng mô hình Gartley kết hợp với các mô hình biểu đồ hoặc chỉ số kĩ thuật khác. 

Do mô hình Gartley cung cấp một cái nhìn tổng quan về bức tranh tổng thể giá chứng khoán có thể dịch chuyển trong dài hạn, trong khi các nhà giao dịch thường tập trung vào các giao dịch ngắn hạn theo xu hướng dự đoán.

Các mục tiêu giá phá kháng cự và phá hỗ trợ cũng có thể được sử dụng làm mức hỗ trợ và kháng cự của các nhà giao dịch.     

Lợi ích chính của các loại mô hình biểu đồ giá này là chúng cung cấp những thông tin cụ thể về cả thời gian cũng như mức độ biến động giá thay vì chỉ xem xét một yếu tố.   

Các mô hình biểu đồ hình học phổ biến khác ngoài mô hình Gartley được các nhà giao dịch sử dụng có sóng Elliott, đưa ra các dự đoán tương tự về xu hướng tương lai dựa trên sự xuất hiện của các biến động giá và mối quan hệ của chúng với nhau.     

Xác định Mô hình Gartley 

Hình sau biểu diễn cấu trúc của mô hình Gartley tăng giá: 

Mô hình Gartley (Gartley Pattern) là gì? Xác định Mô hình Gartley  - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Mô hình Gartley ở trên cho thấy một xu hướng tăng từ điểm 0 đến điểm 1 với sự đảo chiều giá tại điểm 1. 

Sử dụng tỉ lệ Fibonacci, mức thoái lui giữa điểm 0 và điểm 2 phải là 61,8%. Tại điểm 2, giá đảo chiều một lần nữa về điểm 3, mức thoái lui là 38,2% so với điểm 1. 

Tại điểm 3, giá đảo chiều về điểm 4. Tại điểm 4, mô hình hoàn tất và hình thành tín hiệu mua với một xu hướng tăng mục tiêu trùng với điểm 3, điểm 1 và mục tiêu giá cuối cùng sẽ cao hơn 161,8% so với điểm 1. 

Thông thường, điểm 0 được sử dụng làm mức dừng lỗ cho toàn bộ quá trình giao dịch. Các tỉ lệ Fibonacci này không cần phải chính xác hoàn toàn nhưng giá trị của chúng càng gần thì mô hình càng đáng tin cậy.   

Mô hình Gartley giảm giá đơn giản là nghịch đảo của mô hình tăng giá trên và nó dự đoán xu hướng giảm giá với các mục tiêu giá khi mô hình hoàn tất vào điểm giá thứ tư.  

Ví dụ thực tế về Mô hình Gartley 

Dưới đây là biểu đồ giá cặp tiền tệ AUD/USD có xuất hiện mô hình Gartley như sau:   

Mô hình Gartley (Gartley Pattern) là gì? Xác định Mô hình Gartley  - Ảnh 3.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Trong biểu đồ, mô hình Gartley được theo sau bởi một động thái tăng giá cao hơn. 

Điểm X hay mức giá 0,70550 có thể được sử dụng làm điểm dừng lỗ cho giao dịch. 

Điểm chốt lời có thể được đặt tại Điểm C hay mức giá khoảng 0,71300.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).