Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) là gì? Cách tính các mức Fibonacci thoái lui
Hình minh họa
Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement)
Khái niệm
Fibonacci thoái lui trong tiếng Anh là Fibonacci Retracement.
Fibonacci thoái lui là một thuật ngữ được sử dụng trong phân tích kĩ thuật dùng để chỉ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Các mức fibonacci thoái lui sử dụng các đường nằm ngang để chỉ ra mức có thể hỗ trợ và kháng cự. Mỗi mức được biểu hiện bằng một tỉ lệ phần trăm. Các mức fibonacci thoái lui thường dùng bao gồm 23,6%, 38,2%, 61,8%, 78,6%, v.v... Mức 50% không phải là mức fibonacci thoái lui chính thức nhưng vẫn được sử dụng.
Cách sử dụng Fibonacci thoái lui
Bản thân chỉ báo không có bất kì công thức nào. Để sử dụng công cụ, việc đầu tiên cần làm đó là xác định mức giá đỉnh và đáy của cổ phiếu trong một giai đoạn. Nhà đầu tư chọn công cụ phân tích Fibonacci trong các phần mềm phân tích kĩ thuật và kẻ đường thắng nối giữa đáy và đỉnh của đường giá cổ phiếu để tạo lập dãy Fibonacci.
Ví dụ, nếu giá tăng từ $10 đến $15 và hai mức giá này là các điểm được sử dụng cho fibonacci thoái lui, thì tại mức 23,6% sẽ có giá trị là [$15 - ($15 - $10) x 0,236] = $13,82. Tại mức 50% sẽ có giá trị là [$15 - ($15 - $10) x 0,5] = $12,50.
Dãy số Fibonacci là một công cụ phân tích đặc biệt hữu ích trong phân tích cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán hợp lí bằng cách xác định các điểm hỗ trợ, kháng cự. Các điểm đảo chiều khi sử dụng Fibonacci cũng là cách mà nhà đầu tư có thể bắt đáy hay đỉnh để đạt lợi nhuận tối đa.
Cách tính các mức Fibonacci thoái lui
Như đã đề cập ở trên, fibonacci thoái lui không có bất kì công thức tính toán nào. Chúng chỉ đơn giản là tỉ lệ phần trăm của bất kì phạm vi giá nào được chọn. Nếu ta bắt đầu một chuỗi các số có 0 và 1, ta có dãy Fibonacci: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987,... chuỗi tiếp tục kéo dài đến vô tận.
Tất cả các mức fibonacci thoái lui đều bắt nguồn từ chuỗi số này. Loại trừ một vài số đầu tiên, ta chia một số cho số tiếp theo trong dãy, ta thu được kết quả là 0,618 hoặc 61,8%. Ví dụ: 34/55 = 0,618; 55/89 = 0,618; v.v... Chia một số cho số tiếp theo thứ hai trong dãy, ta thu được kết quả là 0,382 hoặc 38,2%. Ví dụ: 34/89 = 0,382; 55/144 = 0,382; v.v...
Tất cả các tỉ lệ (ngoại trừ 50% vì nó không phải là số Fibonacci chính thức) dựa trên một số phép tính toán học liên quan đến chuỗi số này.
Xác định mức hỗ trợ/kháng cự khi cổ phiếu đạt đỉnh
Sau khi xác định được đỉnh và đáy, dãy số Fibonacci sẽ được xác định. Các mốc 23,6%; 38,2%, 61,8%... trở thành các điểm hỗ trợ của cổ phiếu. Điều này xảy đến khi cổ phiếu đạt đỉnh và có dấu hiệu chững lại.
Khi giá cổ phiếu giảm và tiến tới các mốc hỗ trợ của Fibonacci, diễn biến giá cổ phiếu có thể đảo chiều sang tăng. Trường hợp giá tiếp tục giảm thì mốc Fibonacci tiếp theo sẽ trở thành mốc hỗ trợ kế tiếp.
Xác định mức hỗ trợ/khánh cự khi cổ phiếu xuống đáy
Sau khi đỉnh và đáy cổ phiếu được xác định. Các mốc Fibonacci quan trọng sẽ trở thành điểm kháng cự của cổ phiếu. Điều này xảy đến khi cổ phiếu xuống đáy và có dấu hiệu đi lên.
Khi giá cổ phiếu tăng và tiến tới các mốc kháng cự của Fibonacci, diễn biến cổ phiếu có thể đảo chiều từ tăng sang giảm trở lại. Trường hợp giá tiếp tục tăng quá kháng cự thì mốc Fibonacci tiếp theo sẽ là kháng cự mới.
Lưu ý, khi các đường giá cổ phiếu vượt qua mốc hỗ trợ/kháng cự thì các mốc hỗ trợ/kháng cự trước đó sẽ trở đảo ngược thành các mốc kháng cự/hỗ trợ cho giá. Trong quá trình phân tích, nhà đầu tư nên xem xét diễn biến giao dịch và kết hợp với các công cụ phân tích khác để đưa ra quyết định mua hay bán.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com; thebank.vn)