|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình bẫy (Hikkake Pattern) là gì? Đặc điểm

14:53 | 06/04/2020
Chia sẻ
Mô hình bẫy (tiếng Anh: Hikkake Pattern) là một mô hình giá được sử dụng bởi các nhà phân tích kĩ thuật và nhà kinh doanh muốn xác định một động thái ngắn hạn của xu hướng thị trường.
Mô hình bẫy (Hikkake Pattern) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.

Mô hình bẫy

Khái niệm

Mô hình bẫy hay mô hình đánh lừa trong tiếng Anh là Hikkake Pattern.

Mô hình bẫy là một mô hình giá được sử dụng bởi các nhà phân tích kĩ thuật và nhà kinh doanh muốn xác định một động thái ngắn hạn của xu hướng thị trường. Mô hình này có hai dạng khác nhau, một dạng mô tả chuyển động giảm giá ngắn hạn và một dạng mô tả xu hướng tăng giá ngắn hạn.

Đặc điểm của Mô hình bẫy

Mô hình bẫy là một mô hình thanh hoặc nến phức tạp, lúc bắt đầu di chuyển theo một hướng nhưng đảo ngược nhanh chóng và được cho là một dạng dự báo cho việc di chuyển theo hướng ngược lại. Mô hình này được phát triển bởi Daniel L. Chesler, người đã đưa ra mô tả về mô hình bẫy vào năm 2003. Mô hình này có bốn đặc điểm chính:

- Hai nến đầu tiên (hoặc thanh) của mô hình có kích thước giảm dần. Chúng được gọi là mô hình trong ngày hoặc mô hình nến Harami. Không quan trọng giá đóng cửa cao hơn hay thấp hơn giá mở cửa, miễn là phần thân của nến thứ nhất phủ bóng bao trọn phần thân của nến thứ hai.

- Nến thứ ba có giá đóng cửa dưới mức thấp của giai đoạn thứ nhất (hoặc trên mức cao của giai đoạn thứ hai) của nến thứ hai.

- Một hoặc nhiều nến tiếp theo trôi bên dưới (hoặc ở trên trong giai đoạn thứ hai) của nến thứ ba và có thể bắt đầu đảo ngược hướng.

- Nến cuối cùng có giá đóng cửa trên mức cao của nến thứ hai (hoặc dưới mức thấp của nến thứ hai trong giai đoạn thứ hai).

Sau khi có đủ cả 4 yếu tố, mô hình thể hiện sự tiếp tục theo hướng của nến cuối cùng.

Tên của mô hình này xuất phát từ một từ tiếng Nhật "Hikkake", có nghĩa là "bẫy". Khi mô hình bẫy lần đầu tiên được mô tả bởi Chelser, ông đang tìm cách mô tả một mô hình mà ông nhận thấy rằng dường như đang bẫy các nhà giao dịch cam kết vốn vào một thị trường nhưng cuối cùng lại thấy nó diễn biến khác so với những gì họ mong đợi.

Từ một cơ sở khái niệm, mô hình bẫy được tạo thành từ sự giảm ngắn hạn của biến động thị trường, tiếp sau đó là một sự thay đổi giá đột phá. Sự thay đổi này (nến thứ ba trong mô hình) có xu hướng lôi kéo các nhà giao dịch nghĩ rằng có sự đột phá về giá. 

Các nhà giao dịch tham gia vào thị trường và kết thúc ở hướng ngược lại. Nếu mô hình giá đảo ngược, thì giao dịch dừng lỗ bắt đầu và có thể tăng giá khi nó đảo ngược qua ranh giới của cây nến thứ hai trong mô hình (nơi có thể có lệnh dừng).

Một ví dụ thực tế về mô hình bẫy được phát hiện đối với sự thay đổi giá cổ phiếu của Microsoft (MSFT). Mô hình này có phần điển hình vì nó xuất hiện trong hơn nửa thời gian giá cổ phiếu của Microsoft dao động.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).