|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mặt hàng Big-Ticket (Big-Ticket Item - BTI) là gì? Cách xác định

16:49 | 05/05/2020
Chia sẻ
Trong lĩnh vực cửa hàng bán lẻ, mặt hàng Big-Ticket (tiếng Anh: Big-Ticket Item - BTI) đề cập tới những sản phẩm có giá bán và biên lợi nhuận cao hơn đáng kể so với các sản phẩm khác trong cửa hàng.
Mặt hàng Big-Ticket (Big-Ticket Item - BTI) là gì? Cách xác định - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: Marketingland)

Mặt hàng Big-Ticket

Khái niệm

Mặt hàng Big-Ticket trong tiếng Anh được gọi là Big-Ticket Item - BTI.

Mặt hàng Big-Ticket là mặt hàng có giá bán cao, chẳng hạn như một ngôi nhà hay xe hơi. Trong lĩnh vực cửa hàng bán lẻ, mặt hàng Big-Ticket đề cập tới những sản phẩm có giá bán và biên lợi nhuận (Profit margins) cao hơn đáng kể so với các sản phẩm khác trong cửa hàng. 

Trong kinh tế, các mặt hàng Big-Ticket đôi khi được gọi là hàng tiêu dùng lâu bền (Durable goods) hoặc hàng hoá tồn tại trong một thời gian tương đối dài và cung cấp tiện ích cho người tiêu dùng.

Cách xác định 

Không có ngưỡng giá nào được đặt ra để xác định đâu là mặt hàng Big-Ticket, mà chúng phụ thuộc vào người mua hàng và thu nhập của người mua hàng. Nếu một người thu nhập 200.000$ mỗi năm có thể không coi bộ điều khiển trò chơi 1.000$ là một mặt hàng Big-Ticket, nhưng với một người kiếm 50.000$ mỗi năm thì có thể.

Một mặt hàng Big-Ticket không cần phải là xa xỉ phẩm (Luxury product) hoặc được mua bởi thu nhập tuỳ ý (Discretionary income), vì nhiều sản phẩm trong danh sách Big-Ticket  là cần thiết cho cuộc sống (ví dụ như tủ lạnh hay máy giặt). 

Số lượng các mặt hàng Big-Ticket hoặc hàng hoá lâu bền có thể là một chỉ số biểu hiện hiệu suất của nền kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng.

Chú ý:

Các mặt hàng Big-Ticket thường đề cập tới những mặt hàng được mong muốn hơn là cần thiết, chẳng hạn như một chiếc đồng hồ vàng đắt tiền.

Thuật ngữ liên quan

- Hàng tiêu dùng không bền (Nondurable Goods) là hàng hóa được sử dụng bởi các cá nhân và doanh nghiệp mà phải được thay thế thường xuyên vì do hao mòn hoặc bị sử dụng hết, ví dụ như mỹ phẩm, thực phẩm, nhiên liệu, bia, thuốc lá, vật tư văn phòng, bao bì và hộp đựng. Hàng tiêu dùng không bền trái ngược với hàng tiêu dùng lâu bền.

- Hàng tiêu dùng lâu bền (Durables) là một loại hàng tiêu dùng mà không cần phải mua sắm thường xuyên và được sử dụng nhiều lần, như đồ gia dụng và thiết bị văn phòng, thiết bị đồ điện tử, đồ thể thao, thiết bị chụp ảnh, trang sức, xe cơ giới và phụ tùng, tua-bin và chất bán dẫn. 

(Tài liệu tham khảo: Big-Ticket Item, Investopedia)

Diệu Nhi