|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Marketing lan truyền (Viral Marketing) là gì? Đặc điểm của marketing lan truyền

09:41 | 16/10/2019
Chia sẻ
Marketing lan truyền (tiếng Anh: Viral Marketing) là một phương thức marketing kêu gọi người dùng chia sẻ thông tin và thảo luận về một sản phẩm hoặc dịch vụ, đặc biệt là bằng những cách phổ biến như mạng xã hội hay email.
viral-marketing1563451017299

Hình minh họa. Nguồn: yourstory.com

Marketing lan truyền

Khái niệm

Marketing lan truyền trong tiếng Anh là Viral Marketing.

Marketing lan truyền tìm cách truyền bá thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ từ người này sang người khác bằng lời nói hoặc chia sẻ qua Internet hoặc email. 

Mục tiêu của marketing lan truyền là truyền cảm hứng cho các cá nhân chia sẻ thông điệp marketing tới bạn bè, gia đình và những người khác để số lượng người tiếp nhận thông điệp tăng theo cấp số nhân.

"Lan truyền" trong marketing lan truyền chỉ đến một điều gì đó lan đi rộng rãi và nhanh chóng đến những người khác. Marketing lan truyền là một hoạt động có chủ ý, mặc dù việc phân phối một thông điệp xảy ra một cách hữu cơ. 

Do đó, các phương tiện truyền thông xã hội cung cấp hệ sinh thái hoàn hảo cho marketing lan truyền, mặc dù nó có nguồn gốc từ marketing truyền miệng. Dù hoạt động này được sử dụng rộng rãi hơn nhiều vào đầu những năm 2000, do các doanh nghiệp hoạt động trên Internet liên tục được thành lập, nó vẫn phổ biến với các công ty hoạt động theo phương thức B2C dựa trên internet. 

Việc áp dụng rộng rãi các mạng xã hội, bao gồm YouTube, Twitter, Instagram, Snapchat và Facebook đã tạo điều kiện thực hiện marketing lan truyền hiện đại và tăng hiệu quả của chúng.

Đặc điểm của marketing lan truyền

Tất cả các ví dụ marketing lan truyền - có chủ đích hoặc vô tình - có ba điểm chung: tin nhắn, người gửi tin và môi trường. Mỗi bộ phận trên phải được tận dụng để tạo ra một chiến dịch marketing lan truyền thành công. 

Các chiến dịch marketing lan truyền có thể được thực hiện bởi mọi công ty bất kể qui mô là lớn hay nhỏ, và có thể được thực hiện độc lập hoặc như một phần của chiến dịch marketing truyền thống lớn hơn. 

Bản thân các chiến dịch có thể sử dụng một số công cụ, chẳng hạn như video, trò chơi, hình ảnh, email và tin nhắn văn bản, sản phẩm miễn phí, lôi cuốn cảm xúc của người dùng hoặc người xem, tạo ra các sản phẩm quảng bá cho một múc đích cao cả mà dễ dàng để hiểu và chia sẻ. 

Marketing lan truyền thường dựa vào sự trợ giúp của một người có ảnh hưởng, có số lượng người theo dõi lớn.

Marketing lan truyền có thể ít tốn kém hơn so với các chiến dịch marketing truyền thống, nhưng phát triển nhanh hơn - đặc biệt là với sự trợ giúp của các mạng xã hội. Vì marketing lan truyền có thể nhận được rất nhiều lượng truy cập trong một thời gian ngắn, nó cũng có thể thu hút được sự chú ý của truyền thông chính thống. 

Truyền thông xã hội cũng có thể khiến các nỗ lực marketing lan truyền bị sai lệch, vì các tin nhắn bị thay đổi, hiểu nhầm, hoặc bị coi là spam. Ngoài ra cũng có thể sẽ khó khăn để đo lường thành công của marketing lan truyền.

Ví dụ về marketing lan truyền

Một ví dụ minh họa mức độ Marketing lan truyền là Thử thách nước đá ALS. Thử thách này đã tồn tại trước khi được Hiệp hội ALS sử dụng để kêu gọi quyên góp, nhưng việc phổ biến rộng rãi  các video của ALS trên các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một hiện tượng trên toàn thế giới, không chỉ giúp tăng cường nhận thức về ALS, mà còn giúp ALS thu về số tiền quyên góp lên tới 115 triệu USD chỉ trong mùa hè năm 2014.

(Theo investopedia)

Hằng Hà