|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Marketing xã hội (Social marketing) là gì? Mục đích

15:41 | 14/10/2019
Chia sẻ
Marketing xã hội (tiếng Anh: Social marketing) có thể hiểu là việc ứng dụng các kĩ thuật marketing thương mại trong việc phân tích, hoạch định, thực hiện và đánh giá các chương trình thiết kế để ảnh hưởng hành vi tự nguyện của đối tượng mục tiêu.
social-marketing-15710422388972042598955

Hình minh hoạ (Nguồn: 123job)

Marketing xã hội

Khái niệm

Marketing xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social marketing.

Marketing xã hội có thể hiểu là việc ứng dụng các kĩ thuật marketing thương mại trong việc phân tích, hoạch định, thực hiện và đánh giá các chương trình thiết kế để ảnh hưởng hành vi tự nguyện của đối tượng mục tiêu nhằm cải tiến chinh sách xã hội của họ và phục vụ xã hội.

Những điểm khác biệt với Marketing thương mại

Marketing xã hội có mối quan hệ rõ ràng với marketing thương mại. Tuy vậy, marketing xã hội khác biệt nhất định với marketing thương mại là nó tập trung giải quyết những vấn đề xã hội, trong khi đó marketing thương mại tập trung vào việc sản xuất các loại hàng hoá dịch vụ khác nhau nhằm mục đích kiếm lợi. 

Khách hàng của marketing xã hội thông thường không mong đợi "trả giá ngang bằng với chi phí dịch vụ cung cấp" như khác hàng của marketing thương mại.

Marketing chịu trách nhiệm về mặt xã hội là marketing thương mại mà có tính đến một cách hợp những trách nhiệm xã hội của nó trong việc marketing sản phẩm và dịch vụ thông thường.

Marketing xã hội tập trung ảnh hưởng đến hành vi của mọi người tránh khỏi các hoạt động hay lối sống không lành mạnh, marketing xã hội được thiết kế để dẫn dắt hay đóng góp đối với một vấn đề xã hội mà sẽ cải tiến được hạnh phúc của mọi người. 

Sự cố gắng thay đổi hành vi của mọi người này cũng có thể liên quan sự bổ sung trong thái độ, giá trị, qui tác và ý tưởng của họ. Quả thật, nó đòi hỏi những thay đổi về hành vi và giá trị trong cộng đồng hay nhóm người mà họ sống hay liên hệ với nhau. 

Hạnh phúc của mỗi các nhân liên quan những gắn liền với quyết định thông qua tiến trình tranh luận và phán xét của xã hội. Điều này không có nghĩa là mọi người sẽ đồng ý với những tiến trình này.

Các hoạt động marketing nhằm mục tiêu đưa ra các giá trị nhằm tác động đến đối tượng là những người không tin tưởng hoặc mất niềm tin vì sự bất ổn xảy ra trong cuộc sống của họ. 

Như vậy, vấn đề xã hội cần được nhìn nhận một cách độc lập, không liên quan đến nhận thức của con người trong xã hội đó. 

Chẳng hạn như việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên ở các xã hội trên thế giới là rất khác nhau theo quan điểm của con người ở xã hội đó.

(Tài liệu tham khảo: Marketing xã hội, Đại học Duy Tân)

Diệu Nhi