Marketing địa phương (Local marketing) là gì? Chiến lược marketing địa phương
Marketing địa phương
Khái niệm
Marketing địa phương hay tiếp thị địa phương trong tiếng Anh gọi là: Local marketing.
Marketing địa phương là một thuật ngữ chỉ việc tập hợp các chương trình hoạt động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương và phát triển kinh tế; vì thế có thể thấy rằng hoạt động Marketing địa phương là một hoạt động vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, marketing địa phương đang phổ biến và mang lại những lợi thế cạnh tranh vượt trội bền vững hơn so với địa phương, quốc gia thụ động khác, với tư duy mới, chính quyền phục vụ người dân, doanh nghiệp và xem bản thân địa phương mình cũng là một thương hiệu.
Sự thành công trong Marketing địa phương thể hiện những nỗ lực của chính địa phương đó trong công việc thực hiện chiến lược Marketing cho địa phương mình.
(Theo: Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Đồng Nai, Đại học Văn Hiến, 2015)
Theo Philip Kotler (2004), Marketing địa phương được định nghĩa là việc thiết kế hình tượng của một địa phương để thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu. Điều này thành công khi người dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp tác với cộng đồng và sự mong chờ của những người du lịch và nhà đầu tư.
(Theo: Marketing địa phương và marketing địa phương trong phát triển du lịch, Đại học Sao Đỏ, 2019)
Chiến lược marketing địa phương
Để thu hút đầu tư một cách hiệu quả, đòi hỏi các địa phương phải có những cách thức và những giải pháp nhằm tuyên truyền, quảng bá và mời gọi các nhà đầu tư về với địa phương mình.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, việc có một chiến lược marketing địa phương là điều vô cùng cần thiết.
Tiếp cận địa phương như một sản phẩm cần tiếp thị tới khách hàng mục tiêu, chiến lược marketing được xây dựng với mục tiêu đánh giá được những thế mạnh - hạn chế về mọi nguồn lực của địa phương, dự báo xu thế phát triển trong tương lai, những cách thức cải thiện hạn chế.
Từ đó, xác định một trong những nhiệm vụ cơ bản chiến lược của marketing địa phương là thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Chiến lược marketing địa phương với mục tiêu thu hút FDI có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Xây dựng chiến lược marketing địa phương nhằm mục đích trả lời 3 câu hỏi: (i) vị thế hiện tại của địa phương trên thị trường FDI; (ii) vị trí mong muốn trong tương lai của địa phương trên thị trường FDI; (iii) giải pháp của địa phương nhằm mong muốn đạt được vị trí đó.
Thiết kế chiến lược marketing địa phương là cách thức mà các chủ thể marketing địa phương cần phải đầu tư thực hiện để gia tăng chất lượng của các yếu tố marketing tại địa phương của mình.
Thông thường các nhà marketing địa phương sử dụng các chiến lược marketing thương hiệu địa phương là: (1) Marketing hình ảnh địa phương (Image); (2) Marketing đặc trưng nổi bật (Attraction) của địa phương; (3) Marketing hạ tầng cơ sở địa phương; và (4) Marketing con người của địa phương.
(Tài liệu tham khảo: Chiến lược marketing địa phương: Mô hình và thang đo nghiên cứu, Nguyễn Huy Hoàng, Tạp chí Công thương, 2017)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/