|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mark-up trong chứng khoán là gì? Các môi giới chứng khoán kiếm lợi nhuận từ mark-up như thế nào?

15:59 | 11/05/2020
Chia sẻ
Mark-up là sự chênh lệch giữa giá chào bán hiện tại thấp nhất của các nhà môi giới-kinh doanh và giá được tính cho khách hàng muốn đầu tư vào tài sản đó.
Mark-up trong chứng khoán là gì? Các môi giới chứng khoán kiếm lợi nhuận từ mark-up như thế nào? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Dalton Wealth Management)

Mark-up

Khái niệm

Mark-up là sự chênh lệch giữa giá chào bán hiện tại thấp nhất của các nhà môi giới-kinh doanh và giá được tính cho khách hàng muốn đầu tư vào tài sản đó. 

Mark-up xảy ra khi các broker đóng vai trò là người ủy nhiệm, mua và bán chứng khoán từ tài khoản của họ tại mức rủi ro của họ, thay vì nhận một khoản phí để tạo thuận lợi cho giao dịch. Hầu hết các dealers đều là brokers, và ngược lại, vì vậy thuật ngữ broker-dealer (người môi giới-kinh doanh) rất phổ biến. 

Mark-up cũng được sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ, tại đó các nhà bán lẻ lấy 1 mức lợi nhuận mong muốn (có thể là một số tiền hoặc tỉ lệ phần trăm nhất định) để cộng vào giá gốc và bán cho khách hàng. Hành động đó được gọi là mark-up.

Mark-up xảy ra khi các nhà đầu tư mua chứng khoán có sẵn từ các dealer, những người này sẽ bán chứng khoán trực tiếp từ tài khoản của họ cho các nhà đầu tư. Khoản bồi thường duy nhất của dealer xuất hiện dưới hình thức mark-up, đó là chênh lệch giữa giá mua chứng khoán và giá mà dealer tính cho các nhà đầu tư bán lẻ. Ngoài ra, các dealer giả định một số rủi ro vì giá thị trường của chứng khoán có thể giảm trước khi được bán cho các nhà đầu tư. 

Ngược lại, mark-down, xảy ra khi một broker mua chứng khoán từ một khách hàng với mức giá thấp hơn giá trị thị trường của nó. 

Lợi ích của Mark-up

Mark-up là một cách hợp pháp cho các broker-dealer kiếm được lợi nhuận từ việc buôn bán chứng khoán. Các chứng khoán, chẳng hạn như trái phiếu, mua hoặc bán trên thị trường được cung cấp với một khoản chênh lệch. Khoản chênh lệch được xác định bởi giá hỏi mua, mức giá mà một ai đó sẵn sàng trả cho trái phiếu đó và giá chào bán, mức giá mà ai đó sẵn sàng bán trái phiếu của họ. 

Khi một dealer đóng vai trò ủy nhiệm trong giao dịch, người đó có thể mark-up giá hỏi mua, điều này tạo ra mức chênh lệch giá mua - giá bán lớn hơn. Sự khác biệt giữa chênh lệch thị trường và chênh lệch mark-up của dealer chính là lợi nhuận. 

Những lưu ý đặc biệt về mark-up

Các dealer chỉ được yêu cầu tiết lộ phí giao dịch, thường là chi phí danh nghĩa. Khi làm như vậy, người mua không được biết về giao dịch gốc của dealer hoặc giá mark-up. Từ quan điểm của người mua, chi phí duy nhất cho việc mua trái phiếu là một khoản phí giao dịch nhỏ. Nếu người mua trái phiếu cố gắng bán ngay trái phiếu trên thị trường mở, người đó sẽ phải tự tạo ra chênh lệch mark-up của dealer hoặc là chịu lỗ. Sự thiếu minh bạch đặt gánh nặng lên người mua trái phiếu khi họ phải xác định xem mình có nhận được một thỏa thuận mua bán công bằng hay không. 

Các dealer cạnh tranh với nhau bằng cách giảm lượng mark-up của họ. Người mua trái phiếu có thể so sánh giá mà dealer trả cho trái phiếu với giá thực tế của nó. Người mua trái phiếu có thể có quyền truy cập vào chi tiết giao dịch trái phiếu thông qua nhiều nguồn khác nhau, giúp báo cáo tất cả các thông tin liên quan đến giao dịch trái phiếu hàng ngày. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.