Luật thực hành đòi nợ công bằng (Fair Debt Collection Practices Act - FDCPA) là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr.
Luật thực hành đòi nợ công bằng
Khái niệm
Luật thực hành đòi nợ công bằng trong tiếng Anh là Fair Debt Collection Practices Act, viết tắt là FDCPA.
Luật thực hành đòi nợ công bằng (FDCPA) là luật Liên bang Mỹ giới hạn hành vi và hành động của những người đòi nợ là bên thứ ba, những người đang cố gắng thu nợ thay cho một người hoặc tổ chức khác. Theo như được sửa đổi vào năm 2010, luật hạn chế các phương thức mà người đòi nợ có thể liên hệ với bên nợ, cũng như thời gian trong ngày và số lần liên hệ có thể được thực hiện. Nếu vi phạm FDCPA, một vụ kiện có thể được đưa ra trong vòng một năm đối với công ty đòi nợ cũng như người đòi nợ về các thiệt hại và phí luật sư.
Đặc điểm của Luật thực hành đòi nợ công bằng
FDCPA không bảo vệ bên nợ khỏi những người đang cố gắng thu nợ. Ví dụ, nếu bạn nợ tiền cửa hàng bán phần cứng ở địa phương và chủ cửa hàng gọi bạn để thu nợ, người đó không phải là người đòi nợ theo các điều khoản của đạo luật này. FDCPA chỉ áp dụng cho người thu nợ bên thứ ba, chẳng hạn như những người làm việc cho một công ty thu nợ. Nợ thẻ tín dụng, hóa đơn y tế, khoản vay sinh viên, thế chấp và các khoản nợ hộ gia đình khác đều được bao hàm trong đạo luật này.
Ví dụ về thời điểm và cách thức mà người thu nợ có thể liên hệ với bên nợ
Luật thực hành đòi nợ công bằng qui định rằng người thu nợ không được liên lạc với khách nợ vào những thời điểm bất tiện. Điều đó có nghĩa là họ không được gọi trước 8 giờ sáng hoặc sau 9 giờ tối, trừ khi bên nợ và người thu nợ đã thực hiện một thỏa thuận nhằm thực hiện một cuộc gọi ngoài giờ cho phép. Nếu bên nợ nói với bên thu nợ rằng họ muốn nói chuyện sau khi làm việc lúc 10 giờ tối, thì bên thu nợ được phép gọi vào giờ đó đó. Tuy nhiên, nếu không có gợi ý hoặc thỏa thuận, bên nợ không thể gọi một cách hợp pháp tại thời điểm đó. Người thu nợ cũng có thể gửi thư, email hoặc nhắn tin để thu nợ.
Người thu hồi nợ có thể cố gắng gặp bên nợ tại nhà hoặc văn phòng của họ. Tuy nhiên, nếu bên nợ nói với người thu nợ, bằng lời nói hoặc bằng văn bản, ngừng gọi nơi làm việc của mình, người thu nợ không được gọi lại số đó.
Trong vòng năm ngày kể từ khi liên hệ với bên nợ, người đòi nợ phải gửi "thông báo xác nhận" bằng văn bản bao gồm: Số tiền nợ, tên bên nợ, cần phải làm gì nếu khoản nợ không phải là của bạn.
Bên nợ cũng có thể ngăn người thu tiền gọi điện thoại về nhà của họ, nhưng họ phải gửi yêu cầu trong thư và gửi cho người thu nợ. Nên gửi thư bằng email yêu cầu xác nhận và trả tiền để lấy biên lai trả lại, để bạn có bằng chứng rằng người thu nợ đã nhận được yêu cầu.
Nếu người thu nợ không có thông tin liên lạc của bên nợ, họ có thể gọi cho người thân, hàng xóm hoặc đồng nghiệp của bên nợ để tìm số điện thoại của bên nợ, nhưng họ không thể tiết lộ bất kì thông tin nào về khoản nợ, kể cả thực tế là họ gọi từ một cơ quan thu nợ (Người thu nợ chỉ có thể thảo luận về khoản nợ với bên nợ hoặc vợ/chồng của họ). Ngoài ra, người thu nợ chỉ có thể gọi cho bên thứ ba một lần.
Người thu nợ chỉ có thể nói với bên nợ về khoản nợ và yêu cầu thanh toán. Trong một số trường hợp, người thu nợ có thể lập kế hoạch thanh toán hoặc giải quyết để giúp bên nợ thanh toán khoản nợ. Tuy nhiên, FDCPA được thiết kế để bảo vệ bên nợ khỏi sự quấy rối của những người thu nợ. Luật này đã khiến việc người đòi nợ quấy rối bên nợ là phạm pháp, và đặc biệt, họ không thể đe dọa gây tổn hại về mặt cơ thể hoặc bắt giữ bên nợ. Họ cũng không thể nói dối hoặc sử dụng ngôn ngữ thô tục. Ngoài ra, người đòi nợ không thể đe dọa kiện bên nợ trừ khi họ thực sự có ý định đưa bên nợ đó ra tòa.
(Theo Investopedia)