|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng miễn trừ nợ (Debt Cancellation Contract - DCC) là gì? Đặc điểm

14:55 | 04/12/2019
Chia sẻ
Hợp đồng miễn trừ nợ (tiếng Anh: Debt Cancellation Contract, viết tắt: DCC) là thỏa thuận sắp xếp và sửa đổi lại các điều khoản cho vay mà ở đó một ngân hàng đồng ý hủy một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ của bên đi vay.
GettyImages-1006875536-5bae3e5c46e0fb0026af22d8

Hình minh họa. Nguồn: Thebalance.com

Hợp đồng miễn trừ nợ

Khái niệm 

Hợp đồng miễn trừ nợ trong tiếng Anh là Debt Cancellation Contract, viết tắt là DCC.

Hợp đồng miễn trừ nợ (DCC) là thỏa thuận sắp xếp và sửa đổi lại các điều khoản cho vay. Theo hợp đồng miễn trừ nợ, ngân hàng đồng ý hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ hay nghĩa vụ tín dụng của khách hàng. 

Văn bản này có hiệu lực khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể được ghi trong hợp đồng, chúng hầu hết thường sử dụng cho các khoản nợ thẻ tín dụng.   

Đặc điểm Hợp đồng miễn trừ nợ 

Hợp đồng miễn trừ nợ (DCC) qui định việc hủy bỏ hoặc tạm dừng thanh toán các khoản vay khi người đi vay gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện thanh toán hay thậm chí không thể thực hiện. 

Những trường hợp có thể miễn trừ nợ gồm có tai nạn, mất mạng, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và việc mất thu nhập. 

Ngoài ra các lí do khác có thể xóa nợ gồm có đi nghĩa vụ quân sự, kết hôn hay li hôn.    

Một số ngân hàng và tổ chức tài chính khác sẽ cung cấp các hợp đồng miễn trừ nợ thay cho bảo hiểm tín dụng. 

Bảo hiểm tín dụng là một chính sách bảo hiểm yêu cầu người đi vay phải mua, sẽ trả hết hoặc một phần khoản nợ hiện có trong trường hợp người đi vay tử vong, tàn tật hoặc thất nghiệp (trong một số trường hợp nhất định). 

DCC giống như bảo hiểm tín dụng tuy nhiên có thể qui định nghĩa vụ nợ cho người phối ngẫu hoặc các thành viên khác trong gia đình của người đi vay. Tính năng này chỉ ra rằng trong nhiều hộ gia đình, nhiều thành viên trong gia đình đóng góp vào tổng thu nhập của hộ chứ không chỉ có người đi vay.   

DCC cho phép người đi vay bảo vệ bản thân khỏi nhiều biến cố có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của họ. 

Loại hợp đồng này chỉ yếu cầu người đi vay mua bảo hiểm với số tiền họ cần dựa trên tình hình tài chính và số nợ họ còn tồn đọng của họ. 

Do đó, hợp đồng miễn trừ nợ (DCC)thỏa thuận treo nợ (DSA) thường là hình thức bảo vệ nợ phù hợp hơn so với bảo hiểm tín dụng cho người đi vay.    

Tính khả dụng và qui định của Hợp đồng miễn trừ nợ 

Hợp đồng miễn trừ nợ thường có trong các khoản vay tiêu dùng bao gồm các khoản vay trả góp, vay mua ô tô, vay thế chấp, tín dụng thế chân giá trị căn nhà (HELOC) và cho thuê. 

Các cơ quan quản lí ngân hàng, tòa án và hầu hết các tổ chức địa phương xem DCC là sản phẩm ngân hàng do chúng không có các thuộc tính của bảo hiểm. 

DCC trong các tổ chức cho vay lưu kí cũng như các bên cho vay không lưu kí. DCC phải chịu sự kiểm soát của các nhà quản lí ngân hàng nhà nước và địa phương. 

DCC có thể được sử dụng trong các giao dịch tín dụng cơ sở hoặc sau khi đóng hay thiết lập khoản vay hoặc hạn mức tín dụng.   

Việc chuyển giao rủi ro vốn có trong bảo hiểm tín dụng yêu cầu phải có các qui định như các sản phẩm bảo hiểm. 

Các qui định này sẽ bảo vệ ngân hàng trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nó không được áp dụng trong các hình thức xóa nợ. 

Với DCC, người cho vay phải chịu tất cả các rủi ro khi xóa nợ hay treo nợ. Ngoài ra, DCC không được bán qua các đại lí bảo hiểm, các nhà môi giới hoặc các tổ chức trung gian khác. 

DCC được cung cấp bởi người cho vay với tính năng gia hạn tín dụng, và khách hàng có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo