|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lợi nhuận mục tiêu (Target profit) là gì? Các phương pháp phân tích lợi nhuận mục tiêu

14:50 | 25/09/2019
Chia sẻ
Lợi nhuận mục tiêu (tiếng Anh: Target profit) là mức lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến đạt được trong kì kế toán. Thông thường, doanh nghiệp phân tích lợi nhuận mục tiêu bằng phương pháp số dư đảm phí hoặc phương pháp phương trình CVP.
Creative Writing 101 (2)

Hình minh họa

Lợi nhuận mục tiêu (Target profit)

Định nghĩa

Lợi nhuận mục tiêu trong tiếng Anh là Target profitLợi nhuận mục tiêu là mức lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến đạt được trong kì kế toán. Nói cách khác đây chính là mức lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.

Các phương pháp phân tích lợi nhuận mục tiêu

(1) Phương pháp số dư đảm phí (Phương pháp lãi trên biến phí)

Phương pháp này đề cập đến một trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà quản  đó là "Cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn".

Ví dụ

Với số liệu của công ty may Hưng Thịnh (đơn vị: 1.000 đồng)

Chỉ tiêuTổng sốTính cho một sản phẩm
Doanh thu

300.000

(tính trên 1.000 áo)

300
Chi phí nguyên liệu trực tiếp150.000150
Chi phí nhân công trực tiếp20.00020
Chi phí sản xuất chung biến đổi5.0005
Tổng chi phí biến đổi175.000175
Lãi trên biến phí125.000125
Chi phí cố định37.00037
Lợi nhuận88.00088

Giả sử rằng, Ban giám đốc công ty may Hưng Thịnh muốn đạt được lợi nhuận ròng hàng tháng là tăng 25%. Để đạt được điều này thì công ty phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm? Trong trường hợp đó thì doanh thu tiêu thụ là bao nhiêu? 

Lời giải

- Dễ thấy, mỗi sản phẩm bán ra công ty Hưng Thịnh kiếm được 125 (nghìn đồng) để trang trải một phần chi phí cố định của công ty. Như vậy, công ty cần phải bán 296 sản phẩm để trang trải đủ 37.000 (nghìn đồng) chi phí cố định. 

- Mỗi sản phẩm bán thêm tính từ mức sản lượng hòa vốn sẽ đưa về cho công ty thêm 125 (nghìn đồng) số lãi trên biến phí, cũng chính là 125 (nghìn đồng) lợi nhuận.

- Lợi nhuận mục tiêu là: 88.000 × 125% = 110.000 (nghìn đồng)

- Công thức xác định sản lượng cần bán sẽ là:

Sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu = (Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận mục tiêu)/Lãi trên biến phí đơn vị.

Q = (37.000 + 110.000)/125 = 1.176 (sản phẩm)

Kết luận: Với mức lợi nhuận mục tiêu mà công ty Hưng Thịnh cần đạt được là Ln = 110.000 (nghìn đồng) hàng tháng, công ty cần phải bán được 1.176 sản phẩm mỗi tháng.

Vậy mức doanh thu mà Công ty Hưng Thịnh cần thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu 110.000 (nđ) được xác định bằng sản lượng yêu cầu nhân với giá bán. 

Với giá bán đơn vị là 300 (nghìn đồng) và sản lượng yêu cầu là 1.176 sản phẩm, công ty Hưng Thịnh sẽ đạt được lợi nhuận mục tiêu tại mức doanh thu:

1.176 × 300 = 352.800 (nghìn đồng)

Chú ý

Chúng ta có thể xác định mức doanh thu này một cách trực tiếp bằng việc sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ lãi trên biến phí và công thức sau:

Doanh thu để đạt lợi nhuận mục tiêu = (Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận mục tiêu)/Tỉ suất lãi trên biến phí

Do vậy doanh thu để đạt được lợi nhuận mục tiêu của Công ty Hưng Thịnh sẽ là:

Doanh thu để đạt lợi nhuận mục tiêu = (37.000 + 110.000)/41,6% = 352.800 (nghìn đồng)

(2) Phương pháp phương trình CVP (Cost - volume - profit)

Phương pháp này xác định sản lượng để đạt được lợi nhuận mục tiêu từ phương trình CVP:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí 

Hay Ln = Dt – CP (1)

Phương trình (1) có thể được viết lại như sau:

Ln = Sl x g – Sl x bp – Đp Ln = Sl (g – bp) – Đp (2) 

Từ phương trình (2) chúng ta xác định được sản lượng để đạt được lợi nhuận mục tiêu như sau:

Sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu = (Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận mục tiêu) /Lãi trên biến phí đơn vị (3)

Như vậy, chúng ta cũng có được công thức xác định sản lượng để đạt được lợi nhuận mục tiêu giống với phương pháp số dư đảm phí bằng cách giải phương trình CVP.

Ví dụ

Quay về với ví dụ của Công ty may Hưng Thịnh, chúng ta có: Sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu

Q = (37.000 + 110.000)/125 = 1.176 sản phẩm

(Tài liệu tham khảo: Cách ứng xử của chi phí và phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận, Tổ hợp giáo dục Topica)

Minh Lan