|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết FDI (Foreign direct investment theories) là gì?

20:52 | 14/09/2019
Chia sẻ
Lí thuyết FDI (tiếng Anh: Foreign direct investment theories) là lí thuyết nhằm giải thích về cách thức mà các hãng tiến hành các dự án đầu tư, đồng thời giải thích về các căn cứ của các quyết định đầu tư đó là do đâu.
Foreign-direct-investment

Hình minh hoạ (Nguồn: thehimalayantimes)

Lí thuyết FDI

Khái niệm

Lí thuyết FDI trong tiếng Anh được gọi là foreign direct investment theories.

Lí thuyết FDI là lí thuyết nhằm giải thích về cách thức mà các hãng tiến hành các dự án đầu tư, đồng thời giải thích về các căn cứ của các quyết định đầu tư đó là do đâu. 

Nội dung

Có hai lí thuyết cơ bản đề cập về các dòng FDI

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang là đầu tư trực tiếp vào một ngành kinh doanh ở nước ngoài giống như ngành kinh doanh của công ty ở trong nước.

Lí do của FDI theo chiều ngang

+ Chi phí vận chuyển: thích hợp với sản phẩm có giá trị thấp so với trọng lượng (xi măng, nước ngọt, thức ăn gia súc...).

+ Thị trường không hoàn hảo:

Rào cản trong thương mại quốc tế

Rào cản chuyển giao bí quyết sản xuất

+ Theo sát những đối thủ cạnh tranh: Những gì một công ty làm có tác động trực tiếp lên các công ty cạnh tranh lớn và buộc có một sự phản hồi lại đúng như vậy

+ Chu kì sống của sản phẩm:

Raymond Vernon đề cập đến đầu tư vào một quốc gia khi thị trường sở tại đủ lớn.

Chu kì sống của công nghệ: FDI có thể kéo dài chu kì khai thác.

+ Lợi thế đặc biệt từ vị trí địa : FDI sẽ tìm kiếm hiệu quả từ sự gắn kết các lợi thế của nhà đầu tư với lợi thế đặc biệt từ vị trí địa , ví dụ:

Đầu tư khai thác, chế biết dầu mỏ tại khu vực có mỏ dầu: Vốn, công nghệ, kỹ năng kết hợp với lợi thế địa lí.

Electrolux đầu tư tại TQ: Lao động rẻ, được đào tạo tốt kết hợp với lợi thế địa lí.

Silicon Valley: nước Mỹ và Silicon Valley luôn có sẵn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho các hãng phát triển công nghệ mới.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc

FDI theo chiều dọc là hoạt động đầu tư vào các cấu phần khác nhau trong chuỗi sản xuất của ngành này. Các nhà đầu tư có thể có hai sự lựa chọn đầu tư:

Đầu tư lên thượng nguồn: nguồn vốn FDI được rót ngược cho một ngành công nghiệp nước ngoài khi họ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước của một công ty (BP, Shell...).

Đầu tư xuống hạ nguồn: hình thức đầu tư vào một ngành công nghiệp nước ngoài đã bán sản phẩm do hãng sản xuất ra ở trong nước (Volkswagen đầu tư vào Mỹ hệ thống phân phối).

Lí do của FDI theo chiều dọc

+ Quan điểm chiến lược:

Bằng việc liên kết theo chiều dọc đầu vào để kiểm soát toàn bộ nguồn nguyên liệu thô thì một hãng có thể gia tăng các rào cản đầu vào và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi ngành.

Những nỗ lực nhằm loại bỏ các rào cản do các công ty đang hoạt động trong nước đó tạo ra.

+ Những yếu tố không hoàn hảo của thị trường: giống như tình huống của đầu tư chiều ngang, các hoạt động đầu tư này cũng nhằm tránh các rào cản tại thị trường nước ngoài.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).