|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lai lịch chuyển nhượng (Chain of title) là gì? Giải thích về lai lịch chuyển nhượng

10:25 | 11/05/2020
Chia sẻ
Lai lịch chuyển nhượng (tiếng Anh: Chain of title) là hồ sơ quyền sở hữu chính thức của một tài sản, mô tả các mốc lịch sử chuyển nhượng từ chủ sở hữu hiện tại cho tới chủ sở hữu ban đầu.
Lai lịch chuyển nhượng (Chain of title) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lai lịch chuyển nhượng (Chain of title)

Khái niệm

Lai lịch chuyển nhượng trong tiếng Anh Chain of title.

Lai lịch chuyển nhượng là hồ sơ quyền sở hữu chính thức của một tài sản. Lai lịch chuyển nhượng mô tả các mốc lịch sử chuyển nhượng từ chủ sở hữu hiện tại cho tới chủ sở hữu ban đầu. Do tầm quan trọng của chúng trong việc thiết lập quyền sở hữu đối với một tài sản, các lai lịch chuyển nhượng có tính nghiêm ngặt và chính xác thường được xác nhận bởi một cơ quan đăng kí hoặc hệ thống tập trung.

Giải thích về Lai lịch chuyển nhượng

Lai lịch chuyển nhượng có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Trong một giao dịch bất động sản, lai lịch chuyển nhượng được thực hiện (thay cho người mua) bởi một công ty xác minh quyền sở hữu (title company), tóm tắt tất cả các giao dịch chuyển nhượng và quyền giữ tài sản trong một hồ sơ. Bảo hiểm quyền sở hữu được sử dụng bởi người mua để bảo vệ khỏi những tổn thất tài chính do các lỗi trong báo cáo chuyển nhượng.

Các hệ thống đăng kí khác nhau, chẳng hạn như hệ thống Torrens, đã được phát triển để theo dõi quyền sở hữu của từng phần bất động sản. Tại Mỹ, các công ty bảo hiểm phát hành bảo hiểm quyền sở hữu dựa trên chuỗi quyền sở hữu đối với tài sản khi được chuyển nhượng.

Các công ty bảo hiểm quyền sở hữu đôi khi duy trì sự theo dõi chuyển nhượng tư nhân của các hồ sơ bất động sản, ngoài các hồ sơ chính thức. Trong các trường hợp khác, đôi khi lai lịch chuyển nhượng được thiết lập bằng một bản tóm tắt của hồ sơ, mặc dù không phải lúc nào cũng được chứng nhận bởi người đưuọc ủy quyền.

Sự thiếu rõ ràng trong lai lịch kết quả chuyển nhượng từ một quyết định vào năm 1995 của nhiều người cho vay dựa vào một thực thể thứ ba (một công ty cụ thể) đã khiến cho Hệ thống đăng kí các khoản vay thế chấp điện tử (MERS) (để giữ quyền sở hữu trên danh nghĩa) cho phép mua và bán nợ thế chấp mà không cần đăng kí thay đổi quyền sở hữu với chính quyền địa phương. Chính vì vậy, các tiểu bang ở Mỹ đã đưa ra sự phản đối đối về việc này và thậm chí đã đưa lên tòa án khởi kiện.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy