|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cuộc chiến đấu thầu (Bidding War) là gì? Đặc điểm và ví dụ

08:45 | 11/05/2020
Chia sẻ
Cuộc chiến đấu thầu (tiếng Anh: Bidding War) đề cập đến một tình huống trong đó hai hoặc nhiều người mua tiềm năng của một tài sản cạnh tranh quyền sở hữu, thông qua việc tăng giá thầu.
Cuộc chiến đấu thầu (Bidding War) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

Cuộc chiến đấu thầu

Khái niệm

Cuộc chiến đấu thầu trong tiếng Anh là Bidding War.

Cuộc chiến đấu thầu đề cập đến một tình huống trong đó hai hoặc nhiều người mua tiềm năng của một tài sản cạnh tranh quyền sở hữu, thông qua việc tăng giá thầu.

Đặc điểm của Cuộc chiến đấu thầu

Cuộc chiến đấu thầu xảy ra khi những người mua tiềm năng một tài sản, cạnh tranh quyền sở hữu thông qua các giá thầu tăng dần, đôi khi đẩy giá cuối cùng vượt quá giá trị gốc của tài sản.

Cuộc chiến đấu thầu thường xảy ra khi người mua tranh giành quyền sở hữu một ngôi nhà, một tòa nhà hoặc một doanh nghiệp đang tọa lạc tại vị trí lí tưởng.

Tương tự như một cuộc bán đấu giá, cuộc chiến đấu thầu thường xảy ra nhanh, có nghĩa là trong một cuộc chiến đấu thầu, những người mua tiềm năng dễ đưa ra quyết định đầu tư vội vàng hoặc quyết định bằng cảm xúc.

Ví dụ về cuộc chiến đấu thầu

Alice và Brynne mỗi người mong muốn mua một ngôi nhà được niêm yết ở mức $250.000. Giữa 2 người sẽ diễn ra cuộc chiến đấu thầu.  Alice đưa ra giá niêm yết và Brynne đáp lại bằng lời đề nghị giá $260.000. Quyết tâm mua nhà, Alice đưa ra $270.000. Brynne chống lại với một đề nghị $280.000.

Alice nhận ra rằng cô ấy có giới hạn đấu thầu $300.000, vì vậy giá thầu tiếp theo của cô đưa ra tăng thêm $20.000. Brynne đã chịu thua, và Alice mua căn nhà với giá hơn $50.000 so với giá niêm yết ban đầu, điều này khiến người bán khá hài lòng.

Các lưu ý đối với Cuộc chiến đấu thầu

Khi một thị trường bất động sản có tính cạnh tranh cao hơn, một số nhà đầu tư và nhà đầu cơ chọn áp dụng các điều khoản leo thang vào hợp đồng đấu thầu của họ trên tài sản.

Điều khoản leo thang (Escalation clause) về cơ bản là một tuyên bố đưa ra giá thầu gốc cho tài sản và thỏa thuận tự động tăng giá thầu đó thêm một số tiền nhất định nếu người mua khác gửi giá thầu cao hơn.

Thông thường, điều khoản leo thang cũng sẽ bao gồm một mức giá tối đa mà người mua sẵn sàng trả cho tài sản đó.

Ví dụ, nếu trong ví dụ trên, Alice và Brynne, mỗi người sử dụng điều khoản leo thang tăng giá thầu của họ thêm $10.000 cho đến khi đạt được mức trần $300.000, thì kết quả cuộc chiến đầu thầu sẽ khác.

Giá thầu gốc là $250.000 của Alice sẽ được đáp ứng với lời đề nghị trị giá $260.000 của Brynne. Điều khoản leo thang Alice với đề nghị $270.000, và Brynne sau đó sẽ phải đưa ra mức $280.000. Sau lời đề nghị tiếp theo của Alice, trị giá $290.000, Brynne sẽ chiến thắng trong cuộc chiến đấu thầu với giá thầu $300.000.

Chiến lược này, có ưu điểm nhưng vẫn có nhược điểm của nó. Thông thường, người bán bất động sản sẽ nhận thức được mức giá tối đa được đặt trong điều khoản leo thang, có nghĩa là người bán có thể nhận thức được người mua tiềm năng sẵn sàng trả bao nhiêu.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng