|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mời thầu mang tính thù địch (Hostile Bid) là gì? Đặc điểm và ví dụ

15:47 | 27/04/2020
Chia sẻ
Mời thầu mang tính thù địch (tiếng Anh: Hostile Bid) là một hình thức cụ thể của mua thôn tính mà công ty mua lại trình bày trực tiếp với các cổ đông của công ty mục tiêu về việc ban quản lí công ty mục tiêu không ủng hộ thỏa thuận này.
Mời thầu mang tính thù địch (Hostile Bid) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Defense News)

Mời thầu mang tính thù địch

Khái niệm

Mời thầu mang tính thù địch trong tiếng Anh là Hostile Bid.

Mời thầu mang tính thù địch là một hình thức cụ thể của mua thôn tính (takeover bid) mà công ty mua lại trình bày trực tiếp với các cổ đông của công ty mục tiêu vì ban quản lí công ty mục tiêu không ủng hộ thỏa thuận này.

Các nhà thầu thường đưa ra lời mời thầu mang tính thù địch của họ thông qua một đề nghị đấu thầu (tender offer).

Trong kịch bản này, công ty mua lại (công ty thâu tóm) sẽ đề nghị mua cổ phần phổ thông của công ty mục tiêu với mức giá cao.

Đặc điểm của Mời thầu mang tính thù địch

Mời thầu mang tính thù địch có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức. Nếu hội đồng quản trị vẫn theo đuổi hành động phòng thủ để ngăn chặn việc sáp nhập, một cuộc chiến ủy nhiệm có thể xảy ra.

Trong kịch bản này, công ty thâu tóm thường sẽ cố gắng thuyết phục các cổ đông trong công ty mục tiêu phải thay thế ban quản lí.

Một số nhà đầu tư chắc chắn, chẳng hạn như các nhà đầu tư hoạt động chính trị, được biết đến với việc sử dụng mời thầu mang tính thù địch để bắt buộc việc mua bán thâu tóm.

Thu hút cổ đông

Công ty thâu tóm và công ty mục tiêu sử dụng nhiều phương pháp mời thầu khác nhau để tác động đến quyền bỏ phiếu của cổ đông.

Trong nhiều trường hợp, công ty thâu tóm sẽ thuê và ủy nhiệm cho một công ty bên ngoài, lập danh sách các cổ đông và liên hệ với họ để tuyên bố sự kiện của công ty thâu tóm.

Công ty có thể gọi hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản, nêu chi tiết lí do mà công ty thâu tóm đang cố gắng thực hiện các thay đổi cơ bản này và tại sao thỏa thuận mua bán có thể tạo ra lợi nhuận cho cổ đông trong dài hạn.

Các cổ đông cá nhân hoặc môi giới chứng khoán sẽ gửi phiếu bỏ quyết của họ cho đơn vị được chỉ định để tổng hợp thông tin.

Thư kí của công ty mục tiêu sẽ nhận được tất cả phiếu bầu trước cuộc họp cổ đông. Luật sư có thể xem xét kĩ lưỡng và tra hỏi các phiếu bầu nếu chúng không rõ ràng.

Mời thầu mang tính thù địch so với mời thầu thân thiện

Không giống như mời thầu mang tính thù địch, mời thầu thân thiện (Friendly bid) được ban quản lí của công ty mục tiêu chấp nhận.

Trong trường hợp này, công ty thâu tóm thường có nhiều quyền tiếp cận vào công ty mục tiêu và tiếp cận các thông tin liên quan.

Ngược lại, công ty thâu tóm cũng phải tiếp cận các thông tin của công ty mục tiêu nhưng lại có được ít thông tin nội bộ hơn vì việc quản lí thâu tóm là không mong muốn.

Ví dụ về giá thầu thù địch

Một ví dụ về mời thầu mang tính thù địch là EchoStar Corp, theo đuổi mục tiêu mua lại Inmarsat Plc - một nhà điều hành vệ tinh có trụ sở tại London.

Vương quốc Anh có các qui tắc cụ thể đối với các vụ tiếp quản thù địch và ngay khi có tin tức về sự thâu tóm của EchoStar Corp vào tháng 5 năm 2018, điều này đã kích hoạt thời hạn 28 ngày để công ty đưa ra đề nghị cuối cùng hoặc bỏ qua thỏa thuận.

Trong khung thời gian dần rút ngắn, EchoStar đã công bố đề nghị 2,45 tỉ bảng (3,2 tỉ USD), một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng cổ phiếu Echostar; tuy nhiên, hội đồng quản trị Inmarsat đã từ chối nó. Sự từ chối phần lớn là do phí thấp (27%) mà EchoStar đã đề xuất trên giá cổ phiếu của nó.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.