|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

L/C giáp lưng (Back to Back L/C) và L/C dự phòng (Standby L/C) là gì?

13:49 | 04/09/2019
Chia sẻ
L/C giáp lưng (tiếng Anh: Back to Back L/C) và L/C dự phòng (tiếng Anh: Standby L/C) hay còn được gọi là L/C dự phòng là những loại L/C đặc biệt thường được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Sami Sarkis)

L/C giáp lưng (Back to Back L/C)

L/C giáp lưng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Back to Back L/C.

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backing L/C); L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ (Counter L/C or Subsidiary L/C); còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.

Nội dung của L/C giáp lưng

Mặc dù được gọi là L/C giáp lưng, nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm. 

Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lí nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không có liên quan gì đến L/C chủ. Tuy hai L/C gốc và L/C đối là giống nhau, nhưng xét cụ thể có một số điểm khác nhau như sau:

- Số tiền của L/C đối thường nhỏ hơn so với số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian;

- Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc;

- Số loại chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc;

- Thời hạn giao hàng của L/C đối phải sớm hơn L/C gốc;

- Thời hạn hiệu lực của L/C đối là ngắn hơn L/C gốc.

Mục đích sử dụng

L/C giáp lưng được sử dụng chủ yếu qua mua bán trung gian khi:

- L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng (do người nhập khẩu không đồng ý), trong khi đó nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa. Do đó, nhà trung gian đem L/C  này làm đảm bảo để mở L/C đối cho người cung cấp hàng cho mình hưởng;

- Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó không đảm bảo khả năng được thanh toán;

- Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với các chứng từ phải xuất trình L/C đối;

- Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, người mua cuối cùng, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả... (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

L/C dự phòng (Standby L/C)

L/C dự phòng - danh từ, tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Standby L/C.

Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C mới.

L/C này cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. Một L/C như vậy được gọi là L/C dự phòng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khai Hoan Chu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.