|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoảng trống tài trợ (Funding Gap) là gì? Đối diện với Khoảng trống tài trợ

20:27 | 18/04/2020
Chia sẻ
Khoảng trống tài trợ (tiếng Anh: Funding Gap) là số tiền cần thiết để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, dự án phát triển, đang diễn ra hoặc trong tương lai của một công ty hiện không được tài trợ bằng tiền, vốn chủ sở hữu hay nợ.

Khoảng trống tài trợ (Funding Gap) là gì? Đối diện với Khoảng trống tài trợ   - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khoảng trống tài trợ

Khái niệm

Khoảng trống tài trợ trong tiếng Anh là Funding Gap.

Khoảng trống tài trợ là số tiền cần thiết để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, dự án phát triển đang diễn ra hoặc trong tương lai của một công ty hiện không được tài trợ bằng tiền, vốn chủ sở hữu hay nợ.   

Khoảng trống tài trợ có thể được bù đắp bằng cách đầu tư mạo hiểm hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư thiên thần, bán cổ phần, và thông qua các đợt phát hành nợ hay vay vốn ngân hàng.     

Thuật ngữ khoảng trống tài trợ thường được sử dụng trong các giai đoạn đầu nghiên cứu phát triển sản phẩm hay tiếp thị của các công ty non trẻ.   

Khoảng trống tài trợ thường xuất hiện trong các công ty thuộc ngành công nghiệp dược phẩm và công nghệ, có hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D).  

Đặc điểm Khoảng trống tài trợ   

Khả năng gọi vốn hay khả năng nhận được tài trợ của một công ty mới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có liệu mô hình kinh doanh có thể duy trì hay không, rào cản gia nhập ngành công nghiệp như thế nào, điều kiện nền kinh tế và thị trường chung ra sao.   

Khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh, các nhà đầu tư mạo hiểm có xu hướng tài trợ nhiều hơn cho các công ty khởi nghiệp, thậm chí có thể trở nên rất dễ tính so với các tiêu chí đủ điều kiện đầu tư ban đầu của họ.   

Khoảng trống tài trợ có khả năng xuất hiện nhiều nhất ở những giai đoạn phát triển ban đầu của doanh nghiệp. Nguyên nhân là vì một công ty non trẻ sẽ không thể dự đoán được toàn bộ chi phí hoạt động của mình, cho đến khi đạt đến giai đoạn trưởng thành hơn.      

Trong lĩnh vực giáo dục, khoảng trống tài trợ đôi khi được dùng để chỉ các trường học cho các học sinh nghèo và dân tộc thiểu số thiếu thốn nguồn tiền tài trợ.   

Đối diện với Khoảng trống tài trợ   

Các công ty có thể phải đối mặt với khoảng trống tài trợ vì nhiều lí do. Tình trạng thiếu hụt vốn có thể là kết quả của việc chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ban đầu.

Khi doanh nghiệp đối mặt với các khoảng trống tài trợ, họ có thể tìm kiếm thêm các nhà đầu tư tiềm năng hoặc các phương tiện tài chính khác, đảm bảo nguồn vốn cần thiết để tiếp tục duy trì họat động.   

Kịch bản tốt nhất là một khi các hoạt động đã vào tiêu chuẩn, nguồn doanh thu bắt đầu chảy vào sẽ cung cấp đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh.   

Các cơ quan chính phủ và các cơ quan quản lí công cũng có thể phải đối mặt với các khoảng trống tài trợ nếu ngân sách được phân bổ cho một giai đoạn tài chính, không đủ để trả cho các hoạt động và công việc thông thường của các cơ quan này.     

Khi các cơ quan chính phủ phải đối mặt với khoảng trống tài trợ, các chương trình, dự áncó thể buộc phải ngừng hoạt động cho đến khi họ đảm bảo đủ nguồn lực.   

Đôi khi, vấn đề không phải là không có đủ tiền, khoảng trống tài trợ có thể xảy ra khi một cơ quan thiếu thẩm quyền phân bổ hoặc chi tiêu tiền, dẫn đến không thể sử dụng số tiền tài trợ.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo