|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kênh giao dịch (Trading Channel) là gì? Các loại Kênh giao dịch

15:54 | 08/04/2020
Chia sẻ
Kênh giao dịch (tiếng Anh: Trading Channel), là một khoảng giá được xác định bằng cách vẽ các đường xu hướng song song để kết nối các mức hỗ trợ và kháng cự mà giá chứng khoán hiện đang giao dịch.
Kênh giao dịch (Trading Channel) là gì? Các loại Kênh giao dịch - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Kênh giao dịch

Khái niệm

Kênh giao dịch trong tiếng Anh là Trading Channel.

Kênh giao dịch là một khoảng giá được xác định bằng cách vẽ các đường xu hướng song song, kết nối các mức hỗ trợ và kháng cự mà giá chứng khoán hiện đang giao dịch. 

Đặc điểm Kênh giao dịch 

Kênh giao dịch khá hữu ích trong việc biểu diễn bằng hình học mức hỗ trợ và mức kháng cự của một chứng khoán. 

Các nhà giao dịch kĩ thuật thường dựa vào các kênh giao dịch để xác định các điểm tối ưu để mua hoặc bán một chứng khoán nhất định. 

Ngoài ra, các nhà phân tích kĩ thuật cũng có thể theo dõi các mô hình giá có thể xảy ra trong một kênh giao dịch, để phân biệt các thay đổi định hướng ngắn hạn trong giá cả thị trường. 

Kênh giao dịch cung cấp một trong những lớp thông tin quan trọng nhất để nhà phân tích kĩ thuật phân tích chứng khoán trong dài hạn và đưa ra quyết định giao dịch.        

Kênh giao dịch là hai đường song song được vẽ trên biểu đồ giá chứng khoán, bằng cách vẽ hai đường xu hướng song song nối các mức kháng cự và hỗ trợ. 

Thông thường, các nhà giao dịch tin rằng giá chứng khoán sẽ dịch chuyển trong kênh giao dịch, và sẽ mua khi giá ở tại đường hỗ trợ và bán khi giá ở tại đường kháng cự. 

Mặc dù loại thông số phạm vi giá giao dịch này rất hữu ích, các nhà đầu tư thường cho rằng cơ hội giao dịch lớn hơn sẽ xuất hiện khi giá đột phá khỏi kênh giao dịch.       

Các loại Kênh giao dịch

Nhìn chung có hai loại kênh giao dịch chính được các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng phổ biến, đó là kênh xu hướng và chỉ báo Envelope.   

Kênh xu hướng được xác định bởi các đường xu hướng dốc nối các mức kháng cự và hỗ trợ của giá chứng khoán. Kênh xu hướng không được sử dụng để phân tích giá dài hạn vì chúng không tiếp tục kéo dài khi giá đảo chiều.

Giao dịch theo kênh xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào các chu kì của xu hướng chứng khoán, gồm các khoảng trống phá vỡ, khoảng trống giá tiếp diễn và các khoảng trống suy kiệt. Có các loại kênh xu hướng sau:  

 - Kênh giá ngang: xuất hiện khi đường xu hướng có độ dốc bằng không. Các kênh xu hướng này cho thấy sự dịch chuyển sang ngang trong thị trường không có xu hướng tăng giá hay giảm giá gì cả.

 - Kênh giá tăng dần: xuất hiện với hai đường dốc dốc lên trên biểu đồ chuỗi giá. Kênh này cho thấy một xu hướng tăng. 

 - Kênh giá giảm dần: ngược lại với các kênh giá tăng, kênh giao dịch này được hình thành từ hai đường xu hướng dốc xuống, hiển thị một xu hướng giảm. 

Chỉ báo Envelope: để tính các biến động giá dài hạn, nhà giao dịch có thể sử dụng các chỉ báo Envelope. 

Các Chỉ báo Envelope có các đường xu hướng được vẽ dựa trên các mức thống kê. Hai trong số các Chỉ báo Envelope phổ biến nhất bao gồm Dải bollinger và Kênh Donchian. 

Các chỉ báo Kênh giao dịch 

Các nhà giao dịch sử dụng các kênh giao dịch để tạo ra các lệnh mua và bán, thường sẽ giao dịch dựa trên niềm tin rằng giá chứng khoán dự kiến sẽ duy trì trong kênh giao dịch. 

Phương pháp giao dịch này đòi hỏi phải siêng năng quan sát và cẩn thận hơn với các kênh xu hướng, vì sự đảo chiều giá có thể xảy ra. 

Trong cả kênh xu hướng và chỉ báo Envelope, nhà giao dịch thường chọn mua khi giá ở tại đường xu hướng hỗ trợ và bán khi giá ở tại đường xu hướng kháng cự.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo