|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dải Bollinger (Bollinger Band) là gì? Ý nghĩa của dải Bollinger

17:42 | 04/11/2019
Chia sẻ
Dải Bollinger (tiếng Anh: Bollinger Band) là một công cụ phân tích kĩ thuật được xác định bởi một tập hợp các đường kẻ có hai độ lệch chuẩn (tích cực và tiêu cực)...
aUTeYaoY9GI1llHdJmev

Hình minh họa (Nguồn: image.binance.vision)

Dải Bollinger (Bollinger Band)

Khái niệm

Dải Bollinger trong tiếng Anh là Bollinger Band.

Dải Bollinger là một công cụ phân tích kĩ thuật được xác định bởi một tập hợp các đường kẻ có hai độ lệch chuẩn (tích cực và tiêu cực) cách xa mức trung bình trượt đơn giản (SMA) của giá chứng khoán, nhưng có thể được điều chỉnh theo sở thích của người dùng. Dải Bollinger được phát triển và bản quyền bởi nhà giao dịch kĩ thuật nổi tiếng John Bollinger

Trong biểu đồ được mô tả dưới đây, dải Bollinger đặt khung SMA 20 ngày của cổ phiếu với dải trên và dải dưới cùng với các chuyển động hàng ngày của giá cổ phiếu. Bởi vì độ lệch chuẩn là thước đo độ biến động, khi thị trường trở nên biến động hơn, các dải mở rộng; trong khoảng thời gian ít biến động, các dải co lại.

Capture

Công thức tính Dải Bollinger

Capture

Ý nghĩa của dải Bollinger

Dải Bollinger là một kĩ thuật rất phổ biến. Nhiều nhà giao dịch tin rằng giá càng di chuyển đến dải trên thì thị trường càng mua vào quá nhiều và giá càng di chuyển đến dải thấp hơn thì thị trường càng bán ra quá mức. John Bollinger có một bộ 22 qui tắc cần tuân thủ khi sử dụng các dải làm hệ thống giao dịch.

Sự siết chặt

Sự siết chặt là khái niệm chính về dải Bollinger. Khi các dải đến gần nhau làm hạn chế trung bình trượt thì nó được gọi là siết chặt. Việc siết chặt biểu thị một thời kì biến động thấp và được các nhà giao dịch coi là một dấu hiệu tiềm năng của sự biến động gia tăng trong tương lai và các cơ hội giao dịch tiềm năng. 

Ngược lại, các dải di chuyển càng rộng thì khả năng giảm độ biến động càng cao và khả năng rời khỏi thị trường giao dịch càng lớn. Tuy nhiên, những điều kiện này không phải là tín hiệu giao dịch. Các dải không đưa ra dấu hiệu khi thay đổi có thể xảy ra hoặc giá chỉ thị có thể dịch chuyển.

Điểm đột phá

Khoảng 90% hoạt động giá xảy ra giữa hai dải. Bất kì điểm đột phá trên hay dưới các dải đều là một sự kiện lớn. Điểm đột phá không phải là một tín hiệu giao dịch. Sai lầm mà hầu hết mọi người mắc phải là tin rằng giá chạm hoặc vượt một trong các dải là tín hiệu để mua hoặc bán. Điểm đột phá không cung cấp manh mối về hướng đi và mức độ của sự di chuyển giá trong tương lai.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 5/7: VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục giảm dần, mặc dù vậy yếu tố thanh khoản vẫn đang ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường.