|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hoa tiêu hàng hải (Marine Pilot) là ai? Qui định về hoa tiêu hàng hải

10:33 | 03/01/2020
Chia sẻ
Hoa tiêu hàng hải (tiếng Anh: Marine Pilot) là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải.
Hoa tiêu hàng hải (Marine Pilot) là gì? Qui định về hoa tiêu hàng hải - Ảnh 1.

Hoa tiêu hàng hải (Marine Pilot) (Ảnh: Tạp chí Giao thông Vận tải)

Hoa tiêu hàng hải (Marine Pilot)

Hoa tiêu hàng hải - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Marine Pilot hoặc Maritime Pilot.

Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.

Qui định về hoa tiêu hàng hải

Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam

1. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.

3. Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:

a) Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;

b) Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;

c) Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;

d) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.

4. Thuyền trưởng của tàu thuyền theo qui định có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.

Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải

1. Là công dân Việt Nam.

2. Đủ tiêu chuẩn sức khỏe.

3. Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.

4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.

5. Chịu sự quản của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.

Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải

1. Là công dân Việt Nam.

2. Đủ tiêu chuẩn sức khỏe.

3. Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.

4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.

5. Chịu sự quản của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.

Nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải

1. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu hàng hải khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu.

2. Trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đó như đối với tổn thất xảy ra do lỗi của thuyền viên.

3. Trường hợp vì do bảo đảm an toàn, hoa tiêu hàng hải không thể rời tàu sau khi kết thúc nhiệm vụ thì thuyền trưởng phải ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu hàng hải rời tàu. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu có trách nhiệm thu xếp đưa hoa tiêu hàng hải trở về nơi đã tiếp nhận và thanh toán chi phí liên quan. (Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015)

Hoàng Huy