|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASCM) là gì?

11:31 | 13/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định ASCM (tiếng Anh: Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, viết tắt: ASCM) là thỏa thuận về trợ cấp và thuế đối kháng của các thành viên WTO.
maxresdefault

Hiệp định ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASCM) (Nguồn: SlidePlayer)

Hiệp định ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASCM)

Hiệp định ASCM - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, viết tắt là ASCM.

Hiệp định ASCM hay còn gọi là hiệp định về trợ cấp và thuế đối kháng, được thỏa thuận cùng lúc với hiệp định Nông nghiệp AoA tại vòng đàm phán Uruguay. 

Hiệp định ASCM được xem là một bước phát triển lớn so với những cơ chế trước đó, bởi hiệp định lần đầu tiên đã cung cấp một định nghĩa toàn diện về trợ cấp, đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể cho việc tiến hành các cuộc điều tra để áp đặt thuế đối kháng và cung cấp một nguyên tắc đa phương về vấn đề trợ cấp có tính khả thi. (Theo World Trade Organization - WTO)

Nội dung hiệp định ASCM

ASCM là một bước phát triển quan trọng của Bộ luật trợ cấp (SC) của Vòng đàm phán Tokyo. Không giống như SC, hiệp định ASCM có giá trị ràng buộc đối với tất cả mọi thành viên của WTO. 

Hiệp định ASCM đã mở rộng một cách đáng kể các qui định trong GATT về vấn đề trợ cấp trong nước cung cấp cấp những hướng dẫn về loại trợ cấp trong nước nào là "không công bằng", và khuyến khích hơn nữa cách thức giải quyết tranh chấp trong GATT thay vì sử dụng các biện pháp đối kháng đơn phương.

Hiệp định ASCM được chia làm 11 phần đề cập những qui định chung, trợ cấp bị cấm, các trợ cấp có thể đối kháng, các thể chế, thông báo và giám sát, về các thành viên đang phát triển, các thỏa thuận chuyển tiếp, giải quyết các tranh chấp và các qui định cuối cùng.

Ngoài ra, hiệp định ASCM còn bao gồm bảy phụ lục quan trọng:

1. Danh mục minh họa trợ cấp xuất khẩu.

2. Hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong quá trình sản xuất.

3. Hướng dẫn xác định hệ thống thoái thu đối với sản phẩm thay thế được coi là trợ cấp xuất khẩu.

4. Tính toán giá trị gia tăng trong trợ cấp.

5. Tiến trình thu thập thông tin về tổn hại nghiêm trọng.

6. Thủ tục điều tra tại chỗ.

7. Điều khoản ưu đãi dành cho các thành viên đang phát triển. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khai Hoan Chu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.