Chuyển đổi mã số thuế hàng hóa (Code Transfer of Commodity - CTC) là gì?
Chuyển đổi mã số thuế hàng hóa (Code Transfer of Commodity - CTC) (Nguồn: freightfilter)
Chuyển đổi mã số thuế hàng hóa (Code Transfer of Commodity - CTC)
Chuyển đổi mã số thuế hàng hóa - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Code Transfer of Commodity, viết tắt là CTC.
Chuyển đổi mã số thuế hàng hóa hay còn gọi là phương pháp CTC, là phương pháp xác định xuất xứ của hàng hóa, theo đó sản phẩm có xuất xứ khác nhau căn cứ vào nơi sản phẩm này có sự chuyển đổi về mã số thuế HS (mã số thuế hài hòa trong biểu thuế quan hiện hành, HS- 8 chữ số) dựa trên các mức thay đổi: Chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm thuế, chuyển đổi phân nhóm, chuyển đổi dòng thuế.
Các mức thay đổi của phương pháp CTC
1. Chuyển đổi chương (Chapter Change - CC):
Hàng hóa được công nhận xuất xứ khi nguyên liệu để sản xuất hàng hóa đó qua quá trình sản xuất có sự chuyển đổi từ chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Sản phẩm thịt tươi sống được nhập khẩu thuộc chương 2 trong biểu thuế, sau khi được chế biến đóng hộp, khi xuất khẩu sản phẩm sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16. Do vậy, sản phẩm sẽ được áp dụng mã số thuế thuộc chương 16, được công nhận xuất xứ tại nước diễn ra quá trình chế biến đóng hộp.
2. Chuyển đổi nhóm thuế (Change of Tarrif Hamonization - CTH):
Chuyển đổi nhóm thuế là mức độ thay đổi ở bốn số đầu tiên trong mã số thuế HS. Ví dụ chuyển đổi sản phẩm thép từ mã 7210 từ nguyên liệu thép có mã 7208.
3. Chuyển đổi phân nhóm: là mức độ thay đổi ở mức sáu số.
4. Chuyển đổi dòng thuế: là mức độ thay đổi ở cả tám số.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CTC
Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp này là tương đối dễ thực hiện, giải thích một cách rõ ràng các tiêu chuẩn cần phải thỏa mãn và cho phép nhà sản xuất lựa chọn phương pháp sản xuất hiệu quả nhất để đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ.
Hạn chế
Phương pháp CTC này có nhược điểm là có thể gây tranh cãi về việc phân loại một hàng hóa; mã HS được hình thành là để phân loại hàng hóa khi áp thuế xuất nhập khẩu do đó không được thiết kế cho việc cấp xuất xứ, không phản ánh những qui trình sản xuất thực tế, không điều chỉnh chính các ngành hoặc các sản phẩm giống nhau bởi sự chuyển đổi cơ bản là khác nhau giữa các chương. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/