|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định AJCEP (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership) là gì?

11:06 | 26/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định AJCEP (tiếng Anh: ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership, viết tắt: AJCEP) là hiệp định thương mại giữa 10 quốc gia ASEAN và Nhật Bản.
f

Hiệp định AJCEP (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership) (Nguồn: allacronyms)

Hiệp định AJCEP (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership)

Hiệp định AJCEP - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là AJCEP.

Hiệp định AJCEP hay còn gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, được  vào ngày 3 tháng 4 năm 2008 và có hiệu lực thực hiện ngày 15/8/2008. 

Hiệp định AJCEP thừa nhận vai trò của các hiệp định thương mại khu vực trong việc đẩy nhanh tự do hóa khu vực và toàn cầu trong khung khổ hệ thống thương mại đa phương; khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo Hiệp định WTO và các hiệp định và thỏa thuận song phương, khu vực và đa phương.

Hiệp định AJCEP quyết tâm thiết lập khuôn khổ pháp lí cho quan hệ đối tác kinh tế toàn diện này giữa các Bên. (Theo Ministry of Foreign Affairs of Japan - MOFA)

Nội dung hiệp định AJCEP

Về phía Nhật Bản

Đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế. 

Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam, phần lớn được hương thuế suất 0% ngay khi Hiệp dịnh có hiệu lực như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm nhựa, giấy...

Mục tiêu đến năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nhóm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử...

Về phía Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 8231 dòng thuế trong vòng 16 năm, gần 100 dòng thuế cắt giảm xuống 5% và khoảng 10% số dòng thuế còn lại cắt giảm một phần thuế suất hoặc không cam kết.

Năm 2015, có 2874 số dòng thuế có thuế suất 0%. Năm 2018, Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược.

Mục tiêu đến năm 2025, xóa bỏ thêm 26,4% số dòng thuế, nâng tổng số dòng thuế về 0% lên 88,6% tổng biểu. Những mặt hàng không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành gồm các mặt hàng ô tô nguyên chiếc, phụ tùng linh kiện, đồ điện gia dụng, sắt thép, máy móc thiết bị… (Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính)

K.H