Hệ thống ngân hàng song hành (Dual Banking System) là gì? Hệ thống ngân hàng song hành ngày nay
Hình minh họa (Nguồn: wikimedia.org)
Hệ thống ngân hàng song hành (Dual Banking System)
Khái niệm
Hệ thống ngân hàng song hành trong tiếng Anh là Dual Banking System.
Hệ thống ngân hàng song hành là hệ thống ngân hàng tồn tại ở Hoa Kỳ, tại đó các ngân hàng tiểu bang và ngân hàng quốc gia được đặt quyền và giám sát ở các cấp độ khác nhau. Theo hệ thống ngân hàng song hành, các ngân hàng quốc gia được đặt quyền và điều chỉnh theo luật và tiêu chuẩn liên bang và được giám sát bởi một cơ quan liên bang.
Luật được ban hành cho hệ thống ngân hàng hiện đại được cho là Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913, mà Tổng thống Wilson đã kí. Với luật này, Quốc hội đã thành lập 12 Ngân hàng quận để đáp ứng nhu cầu ngân hàng của đất nước.
Hoàn cảnh ra đời
Hệ thống ngân hàng song hành ở Hoa Kỳ đã ra đời trong thời kì Nội chiến. Salmon Chase, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ của Tổng thống Abraham Lincoln, người đã nỗ lực tạo ra Đạo luật Ngân hàng Quốc gia năm 1863, với mục tiêu chính là quyên góp tiền cho miền Bắc để đánh bại miền Nam. Điều này đã được thực hiện thông qua việc phát hành một loại tiền tệ chung ở cấp quốc gia. Cho đến thời điểm đó, tiền giấy nhà nước đã được đưa vào trong lưu thông.
Đạo luật năm 1863 đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tại các bang, các nhà lập pháp đã tiến thêm một bước nữa trong năm sau bằng cách thông qua một đạo luật sửa đổi để đánh thuế vào việc phát hành tiền giấy nhà nước.
Số lượng ngân hàng tại các bang giảm đáng kể, bù lại là sự đổi mới quan trọng của các ngân hàng - tiền gửi không kì hạn - để đối phó với mối đe dọa hiện hữu đó, việc này đã dẫn đến sự trở lại mạnh mẽ về số lượng các ngân hàng tại các bang đến mức trong vòng 10 năm kể từ lúc đạo luật thuế tiền giấy nhà nước được sửa đổi năm 1864, ngân hàng tại các bang đã nắm giữ nhiều tiền gửi của khách hàng hơn ngân hàng quốc gia.
Hệ thống ngân hàng song hành ngày nay
Ngày nay, hệ thống ngân hàng song hành cho phép cùng tồn tại hai cấu trúc điều tiết khác nhau cho các ngân hàng tiểu bang và ngân hàng quốc gia. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong cách tín dụng được quy định, giới hạn cho vay hợp pháp và các biến thể của qui định từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.
Cấu trúc song hành đã vượt qua thử thách của thời gian và hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng nó là cần thiết cho một hệ thống ngân hàng lành mạnh và sôi động.
Các ngân hàng quốc gia cung cấp sự hiệu quả từ kinh tế quy mô (hay kinh tế bậc thang) và đổi mới sản phẩm và dịch vụ có được từ việc áp dụng các nguồn lực lớn hơn. Mặt khác, các ngân hàng ở các bang nhanh nhẹn và linh hoạt hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng ở chính bang của họ.
Các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến của họ được phê duyệt kịp thời hơn bởi các cơ quan quản lí nhà nước, có thể tới các ngân hàng tiểu bang khác nếu các ngân hàng này giúp khách hàng của họ gia tăng giá trị.
(Tài liệu tham khảo: investopedia)