|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gia công xuất khẩu (Export Processing) là gì?

16:22 | 08/10/2019
Chia sẻ
Gia công xuất khẩu (tiếng Anh: Export Processing) là hoạt động theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất.
Gia công xuất khẩu (Export Processing) là gì? - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: docs.oracle.com)

Gia công xuất khẩu (Export Processing)

Gia công xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Processing.

Gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại. 

Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hóa), chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

Các hình thức gia công xuất khẩu

- Căn cứ vào các lĩnh vực kinh tế (cơ cấu kinh tế)

• Gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả tiêu thủ công nghiệp).

• Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (gồm trồng trọt và chăn nuôi).

- Căn cứ vào mức độ chuyển giao nguyên vật liệu của bên đặt hàng gia công

• Bên đặt hàng giao cả nguyên vật liệu – có chuyên gia hướng dẫn.

• Bên đặt hàng chỉ giao nguyên vật liệu.

• Bên đặt hàng giao một phần nguyên vật liệu.

Lợi ích của gia công xuất khẩu

- Một là, không những chúng ta có điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân mà còn góp phần tăng thu nhập quốc dân và đặc biệt tăng nguồn thu ngoại tệ.

- Hai là, thúc đẩy cơ sở sản xuất trong nước, nhanh chóng thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến các quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế.

- Ba là, tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước tránh những biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra.

- Bốn là, khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nhẹ, tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài.

Phương hướng phát triển gia công

- Về mặt hàng gia công: tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống, đồng thời chú trọng nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao, để từ đó trình độ quản lí sử dụng và có thể coi là sự chuyển giao công nghệ trong nước nhằm hiện đại hóa nền kinh tế.

- Về lựa chọn khách hàng gia công: tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định.

- Cần giải quyết một số khó khăn ở trong nước.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội)

Đỗ Đức Nhượng