|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hàng tiêu dùng không thiết yếu (Consumer Discretionary) và vai trò làm chỉ báo cho nền kinh tế

14:33 | 01/10/2019
Chia sẻ
Hàng tiêu dùng không thiết yếu (tiếng Anh: Consumer Discretionary) là các hàng hóa và dịch vụ như ô tô hoặc giải trí, trái ngược với hàng hóa thiết yếu như thực phẩm và y tế.
GGTC-Beach-Photo-by-Lee-Cannon

Hình minh họa. Nguồn: agirlsguidetocars.com

Hàng tiêu dùng không thiết yếu

Khái niệm

Hàng tiêu dùng không thiết yếu trong tiếng Anh là Consumer Discretionary.

Hàng tiêu dùng không thiết yếu là thuật ngữ chỉ những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng coi là không thiết yếu, nhưng sẽ mong muốn có được nếu họ có đủ thu nhập khả dụng. 

Hàng tiêu dùng không thiết yếu bao gồm hàng hóa lâu bền, thời trang, giải trí và ô tô. Việc mua sắm hàng tiêu dùng không thiết yếu chịu ảnh hưởng bởi tình trạng của nền kinh tế, do nó có tác động đến niềm tin của người tiêu dùng.

Vai trò làm chỉ báo cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán 

Khi nền kinh tế suy yếu, niềm tin của người tiêu dùng thường giảm, khiến họ hoãn các kì nghỉ và ngừng mua các sản phẩm không thiết yếu như quần áo mới, tivi và xe hơi mới. Nhu cầu về hàng hóa không thiết yếu suy giảm thường là tiền đề cho suy giảm doanh số của các công ty sản xuất chúng, khiến tình trạng kinh tế tệ đi và rơi vào suy thoái.

Cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu có xu hướng giảm giá và dẫn đến thị trường chứng khoán đi xuống trong giai đoạn đầu của suy thoái.

Ngược lại, khi nền kinh tế bắt đầu mạnh lên và niềm tin của người tiêu dùng tăng, nhu cầu về hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng lên, thúc đẩy doanh số và hiệu suất cổ phiếu của các công ty sản xuất chúng. 

Khi dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế xuất hiện, cổ phiếu của hàng tiêu dùng không thiết yếu thường dẫn đến sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của công ty sản xuất loại hàng hóa này có xu hướng vượt trội hơn thị trường chứng khoán khi nền kinh tế mạnh, và hoạt động kém hiệu quả hơn khi nền kinh tế yếu. 

Có sự khác biệt rõ ràng giữa hàng tiêu dùng không thiết yếu và hàng tiêu dùng thiết yếu. Người tiêu dùng coi sản phẩm thiết yếu là cần thiết bất kể tình trạng tài chính của họ hoặc tình hình nền kinh tế như thế nào. Hàng tiêu dùng thiết yếu bao gồm thực phẩm, đồ uống, thuốc, sản phẩm vệ sinh và vật tư y tế. 

Cổ phiếu của các hãng sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu như Johnson & Johnson, Procter & Gamble và Coca-Cola có xu hướng hoạt động tốt hơn so với cổ phiếu của các hãng sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu trong các nền kinh tế yếu, nhưng lại kém hơn chúng khi nền kinh tế mạnh. 

Cổ phiếu của các hãng sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu thường được giữ trong danh mục đầu tư như một khoản đầu tư phòng thủ, chống lại sự biến động của cổ phiếu trong một thị trường chứng khoán suy yếu.

Hàng tiêu dùng không thiết yếu và lãi suất

Hàng tiêu dùng không thiết yếu rất nhạy cảm với các biến động của lãi suất. Giai đoạn đầu khi lãi suất tăng thường là chỉ báo tốt cho ngành này vì nó báo hiệu rằng nền kinh tế có thể đang mạnh, thất nghiệp giảm, người tiêu dùng thấy tự tin khi chi tiền. Tiền lương và cho vay tăng cũng thúc đẩy tăng chi tiêu tài chính. 

Ví dụ, khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục từ cuộc Đại suy thoái năm 2008, cổ phiếu của các hãng sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu đã có lợi nhuận tích cực. Tính trong giai đoạn 10 năm từ 2008 đến ngày 25 tháng 3 năm 2018, các công ty này mang lại lợi nhuận 224,82%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 94,51%.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.