|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (A voluntary export restraint) là gì?

16:55 | 16/10/2019
Chia sẻ
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (tiếng Anh: A voluntary export restraint) là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế.
lttd2

Hình minh họa (Nguồn: independent)

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Khái niệm

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện trong tiếng Anh: A voluntary export restraint.

Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. 

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách "tự nguyện", nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. 

Thực chất đây là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước. Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương. 

Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra lại mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định. 

Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (A voluntary export restraint - VER) là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan

- Chính sách thương mại quốc tế là:

Một hệ thống những quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế 

+ Thuế quan (Tariff)

Hạn ngạch (Quota)

+ Giấy phép (Licence)

+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint – VER)

+ Những qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật (Technical barriers)

+ Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidise)

+ Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)

+ Bán phá giá (Dumping)

+ Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping)

+ Một số biện pháp khác

- Hạn ngạch trong tiếng anh gọi là Quota. Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng (hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kì (thường là một năm). (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Quản trị Kinh doanh Quốc tế, GS.TS. Bùi Xuân Phong, 2013, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Tuyết Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).