|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hạn chế tín dụng (Credit rationing) là gì? Các hình thức hạn chế tín dụng

17:43 | 28/08/2019
Chia sẻ
Hạn chế tín dụng (tiếng Anh: Credit rationing) là việc từ chối cấp tín dụng ngay cả khi người vay sẵn sàng trả mức lãi suất theo yêu cầu hoặc thậm chí là cao hơn.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Max Bingham

Hạn chế tín dụng (Credit rationing)

Hạn chế tín dụng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Credit rationing hoặc credit restriction.

Hạn chế tín dụng là việc từ chối cấp tín dụng ngay cả khi người vay sẵn sàng trả mức lãi suất theo yêu cầu hoặc thậm chí là cao hơn. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các hình thức hạn chế tín dụng 

Hạn chế tín dụng bao gồm hai hình thức: 

Ngân hàng từ chối cấp bất kì một khoản tín dụng nào, cho dù khách hàng sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao hơn 

Với hình thức này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi họ cho rằng, cho dù người vay có rủi ro tín dụng, nhưng tại sao ngân hàng lại không cấp tín dụng trong khi lãi suất rất cao? Câu trả lời là do sự lựa chọn đối nghịch đã ngăn cản việc ngân hàng cấp tín dụng.

Các cá nhân và các công ty với những dự án đầu tư mạo hiểm là những người sẵn sàng chịu mức lãi suất cao nhất. Nếu họ chấp nhận rủi ro và thành công, thì trở thành những người giàu có. Nhưng ngân hàng thì chẳng bao giờ cấp tín dụng cho các dự án như vậy, bởi chúng rủi ro!

Hậu quả có thể phát sinh đó là, người vay sẽ không thành công và ngân hàng sẽ không được hoàn trả. Thu mức lãi suất cao, nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận sự lựa chọn đối nghịch lớn, làm tăng khả năng ngân hàng cấp tín dụng cho những dự án mạo hiểm rủi ro cao.

Do đó, ngân hàng sẽ không cấp bất kì một khoản tín dụng nào với mức lãi suất cao hơn bình thường; thay vào đó, ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng.

Ngân hàng chấp nhận cho vay nhưng hạn chế số lượng được vay so với yêu cầu của khách hàng

Ngân hàng hạn chế cho vay là nhằm cảnh giác với rủi ro đạo đức. Sự hạn chế này là cần thiết, bởi vì khoản vay càng lớn, thì càng kích thích rủi ro đạo đức phát sinh. 

Ví dụ, nếu ngân hàng cấp một khoản tín dụng 100 triệu đồng, thì người vay sẽ nỗ lực trả nợ đầy đủ và đúng hạn, bởi vì người vay không muốn bị ngân hàng làm khó dễ trong các lần vay sau này. Tuy nhiên, nếu ngân hàng lại cho vay tới 10 tỉ đồng, động cơ phát sinh rủi ro đạo đức đối với khách sẽ là rất lớn.

Như vậy, nếu tín dụng càng lớn so với yêu cầu chính đáng, thì động cơ dính líu vào các hoạt động rủi ro khiến người vay không trả được nợ càng lớn. Bởi vì, hầu hết người vay đều trả nợ nếu như khoản vay nhỏ, do đó, ngân hàng hạn chế khoản vay thấp hơn người vay yêu cầu.

Một trong những hình thức hạn chế khoản vay đó là yêu cầu người vay phải có một tỉ lệ vốn nhất định bỏ vào trong dự án đầu tư. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.