|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giao dịch đảo chiều (Inverse Transaction) trong tài chính là gì? Đặc điểm

09:14 | 23/06/2020
Chia sẻ
Giao dịch đảo chiều (tiếng Anh: Inverse Transaction) là việc thoát một hợp đồng kì hạn đang mở bằng một hợp đồng khác có cùng ngày giá trị, cho phép nhà đầu tư định lượng lãi hoặc lỗ của toàn bộ giao dịch.
Giao dịch đảo chiều (Inverse Transaction) trong tài chính là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Seeking Alpha

Giao dịch đảo chiều

Khái niệm

Giao dịch đảo chiều trong tiếng Anh là Inverse Transaction.

Trong thị trường tài chính, thuật ngữ giao dịch đảo chiều là việc thoát một hợp đồng kì hạn đang mở bằng một hợp đồng khác có cùng ngày giá trị, cho phép nhà đầu tư định lượng lãi hoặc lỗ của toàn bộ giao dịch.

Đặc điểm Giao dịch đảo chiều 

Về cơ bản, giao dịch đảo chiều là việc nhà đầu tư "hoàn tác" hoặc bù đắp một giao dịch trước đó bằng việc thực hiện một giao dịch khác có cùng các chi tiết giao dịch như giao dịch cũ. 

Giao dịch đảo chiều có thể được sử dụng với các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kì hạn, khiến cho nhà đầu tư sẽ thua được một khoản lãi hoặc lỗ cố định sau khi đóng giao dịch. 

Giao dịch đảo chiều được thực hiện thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ, tổ chức này sẽ khớp các chi tiết giao dịch của nhà đầu tư với các chi tiết giao dịch của người mua hoặc người bán khác.     

Nhà đầu tư mua các hợp đồng kì hạn có thể lựa chọn sở hữu tài sản cơ sở, chẳng hạn như tiền tệ, tại thời điểm hợp đồng đáo hạn hoặc khi họ đóng hợp đồng trước khi nó đáo hạn. Để đóng vị thế, nhà đầu tư phải mua hoặc bán một giao dịch khác để bù đắp lại giao dịch trước đó.  

- Nếu giao dịch đảo chiều được hoàn thành với một bên khác với bên mà nhà đầu tư đã mua hợp đồng kì hạn ban đầu, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện các giao dịch riêng lẻ thay vì phải chốt lời hoặc cắt lỗ giao dịch đầu tiên trước, sau đó mới nhập giao dịch khác.

Giao dịch đầu tiên không bắt buộc phải đóng lại, dù về cơ bản hai giao dịch này bù đắp lẫn nhau, do chúng được thực hiện thông qua hai bên khác nhau.   

Giao dịch đảo chiều có thể dẫn đến một khoản lãi hoặc lỗ cho nhà đầu tư. Nếu các giao dịch được thực hiện bằng cách sử dụng đòn bẩy, hay nhà đầu tư vay tiền để nhập các giao dịch, thì các khoản lỗ có thể kích hoạt các yêu cầu bổ sung kí quĩ (Margin call).  

Ví dụ về Giao dịch đảo chiều 

Giả sử một công ty Mỹ vào tháng 4, mua một hợp đồng kì hạn 150.000 euro với mức giá qui định là 1,20 USD/ EUR sẽ được chuyển giao vào tháng 6. Sau đó, công ty thực hiện một giao dịch đảo chiều bằng cách bán hợp đồng 150.000 euro với cùng ngày đáo hạn như hợp đồng kì hạn đã mua vào tháng 4. 

Bằng cách này, công ty đã chốt lãi hoặc lỗ, và nó là số tiền công ty nhận được từ việc bán khoản 150.000 euro trừ đi số tiền đã trả để mua hợp đồng kì hạn 150.000 euro này.   

- Nếu tỉ giá hối đoái EUR/USD tằng từ 1,20 lên 1,25 thì công ty này sẽ thu được khoản lời vì họ mua ở mức 1,20 USD đổi 1 EUR. 

- Mặt khác, nếu tỉ giá đồng euro giảm xuống còn 1,15 USD/ EUR, thì công ty sẽ ghi nhận lỗ vì họ có nghĩa vụ giao dịch ở mức 1,20 USD như đã qui định trên hợp đồng kì hạn. 

Các công ty thường sử dụng hợp đồng kì hạn để khóa lãi suất cho các khoản tiền họ sẽ cần trong tương lai, họ quan tâm nhiều hơn đến việc xác định dòng tiền trong tương lai của họ thay vì các biến động giá cả tiềm năng.  

(Theo Investopedia)

Minh Hằng