|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giai đoạn chạm đỉnh (Peak) trong chu kì kinh tế là gì? Đặc điểm

20:46 | 15/04/2020
Chia sẻ
Giai đoạn chạm đỉnh (tiếng Anh: Peak) là giai đoạn có vị trí điểm cao nhất, diễn ra vào cuối giai đoạn hưng thịnh và đầu giai đoạn suy thoái trong một chu kì kinh tế.
Giai đoạn chạm đỉnh (Peak) trong chu kì kinh tế là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Wikimedia commons)

Giai đoạn chạm đỉnh

Khái niệm

Giai đoạn chạm đỉnh trong tiếng Anh là Peak.   

Giai đoạn chạm đỉnh là giai đoạn có vị trí điểm cao nhất, diễn ra vào cuối giai đoạn hưng thịnh và đầu giai đoạn suy thoái trong một chu kì kinh tế.

Giai đoạn chạm đỉnh của chu kì kinh tế đề cập đến tháng cuối cùng trước khi các chỉ số kinh tế quan trọng bắt đầu giảm. Tại giai đoạn chạm đỉnh này, GDP thực tế của nền kinh tế đang ở mức cao nhất.

Đặc điểm của Giai đoạn chạm đỉnh

Các chu kì kinh tế được xác định theo hướng hoạt động kinh tế thay đổi và được đo bằng thời gian để một nền kinh tế đi từ giai đoạn chạm đỉnh này sang giai đoạn chạm đỉnh khác.

Nói rộng ra, một giai đoạn chạm đỉnh đại diện cho giai đoạn đỉnh của chu kì. Thuật ngữ này bắt nguồn từ vật lí, nhưng khi áp dụng vào kinh tế và tài chính, một giai đoạn chạm đỉnh thể hiện điểm cao nhất trong chu kì kinh tế hoặc chu kì thị trường tài chính.

Giai đoạn chạm đỉnh (Peak) trong chu kì kinh tế là gì? Đặc điểm - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Investopedia)

Chu kì kinh tế (hay chu kì kinh doanh), thông thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế được đo từ giai đoạn chạm đáy đến giai đoạn chạm đỉnh của chu kì và các cuộc suy thoái được đo từ giai đoạn chạm đỉnh đến giai đoạn chạm đáy.

Tại sao chu kì kinh tế xảy ra?

Trong giai đoạn hưng thịnh, một nền kinh tế sẽ tạo ra sự tăng trưởng tích cực về nguồn đầu vào và việc làm. Khi sự hưng thịnh hoàn thiện, nền kinh tế nóng lên và đạt đến mức tăng trưởng cao nhất, điều này thường được chứng minh bằng áp lực lạm phát gia tăng.

Từ thời điểm này, chu kì có thể chuyển qua giai đoạn khác vì nhiều lí do. Thông thường, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cố gắng giảm bớt lạm phát bằng cách tăng lãi suất để làm chậm lại đầu tư và giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Đổi lại, khi tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế có thể bước vào giai đoạn suy thoái.

Những loại suy thoái có xu hướng có thể quản lí được về qui mô, mặc dù chúng gây ra mất việc làm và tạo ra giai đoạn điều chỉnh các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Trong các trường hợp cực đoan hơn, nếu giai đoạn hưng thịnh là kết quả của tín dụng dư thừa, thì điều này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Cuộc suy thoái năm 2008-2009 là một ví dụ về cách tích lũy nợ và đầu cơ tích trữ khổng lồ có khả năng gây ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

 (Theo Investopedia)

Minh Hằng