|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dòng tiền đối trọng là gì? Phân loại

10:48 | 09/09/2019
Chia sẻ
Dòng tiền đối trọng là dòng tiền mà sự xuất hiện của nó luôn luôn kéo theo sự hình thành của ít nhất một dòng vật chất khác vận động theo chiều ngược lại.
cash-flow-formulas-featured

Hình minh hoạ (Nguồn: waveapps)

Dòng tiền đối trọng

Khái niệm

Dòng tiền đối trọng là dòng tiền mà sự xuất hiện của nó luôn luôn kéo theo sự hình thành của ít nhất một dòng vật chất khác vận động theo chiều ngược lại. 

Phân loại

Dòng tiền đối trọng bao gồm các loại cơ bản sau:

- Dòng tiền đối trọng trực tiếp: là dòng tiền mà sự xuất hiện của nó diễn ra đồng thời với sự xuất hiện của một dòng hàng hóa, dịch vụ khác vận động theo chiều ngược lại. Đây là trường hợp đơn giản nhất trong hoạt động trao đổi của doanh nghiệp - thanh toán ngay. 

Chẳng hạn, tại thời điểm T0, doanh nghiệp A bán hàng cho khách hàng B, việc thanh toán tiền hàng được thực hiện gần như cùng lúc với hoạt động giao hàng. 

Như vậy, khi hoạt động trao đổi trên diễn ra, một dòng tiền đi từ khách hàng B sang doanh nghiệp A được hình thành đồng thời với một dòng vật chất vận động theo chiều ngược lại (đi từ doanh nghiệp A sang khách hàng B. Dòng tiền đi từ B sang A như thế được gọi là dòng tiền đối trọng trực tiếp.

- Dòng tiền đối trọng có kì hạn: là dòng tiền mà thời điểm xuất hiện của nó bị lệch pha một kì hạn nhất định so với thời điểm xuất hiện của dòng vật chất đối trọng tương ứng. Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các hoạt động trao đổi của doanh nghiệp. 

Chẳng hạn, doanh nghiệp A bán hàng cho khách hàng B, việc giao hàng được thực hiện ở thời điểm T1. Nhưng, khách hàng B không trả tiền ngay cho doanh nghiệp A ở thời điểm T1 đó, việc thanh toán lại được diễn ra ở thời điểm T2 sau đấy. 

Dòng tiền xuất hiện tại thời điểm T2 đi từ khách hàng B sang doanh nghiệp A tương ứng với dòng hàng hóa, dịch vụ đi từ doanh nghiệp A đến khách hàng B ở thời điểm T1, dòng tiền ấy được gọi là dòng tiền đối trọng có kì hạn. 

Trong khoảng thời gian từ thời điểm T1 đến thời điểm T2, trạng thái cân bằng dự trữ của doanh nghiệp A và khách hàng B đều bị phá vỡ. Trạng thái cân bằng được lập lại thông qua việc tạo ra một trái quyền (hay quyền đòi nợ) hoặc một khoản nợ. 

Trong ví dụ này, dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp A bị giảm đi, nhưng bù lại, họ có một trái quyền (quyền đòi nợ) đối với khách hàng B trong suốt quãng thời gian từ T1 đến T2, và trái quyền này sẽ biến mất khi dòng tiền thanh toán đi từ khách hàng B về doanh nghiệp A xuất hiện tại thời điểm T2. 

Đối với khách hàng B, việc nhận được hàng hóa từ doanh nghiệp A đã làm phát sinh một khoản nợ; tương tự như trái quyền ở doanh nghiệp A, khoản nợ này của khách hàng B chỉ mất đi khi khách hàng B chuyển tiền thanh toán cho doanh nghiệp A tại thời điểm T2.

- Dòng tiển đối trọng đa dạng: là những dòng tiền xuất hiện trong các trường hợp doanh nghiệp bán chịu, rồi sử dụng các trái quyền (quyền đòi nợ) tạo ra để chiết khấu, nhượng bán cho một tổ chức tài chính trung gian, hoặc thế chấp cho một món vay. 

Đây là một hiện trượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường, và có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khắc phục được sự mất cân đối ngân quĩ, đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân) 

Diệu Nhi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.