|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đối tác (Counterparty) là ai? Đặc điểm và phân loại

17:20 | 13/04/2020
Chia sẻ
Đối tác (tiếng Anh: Counterparty) là một bên tham gia vào giao dịch tài chính. Mọi giao dịch phải có đối tác thì mới có thể thực hiện giao dịch.
Đối tác (Counterparty) là gì? Đặc điểm và phân loại - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.

Đối tác

Khái niệm

Đối tác tiếng Anh là Counterparty.

Đối tác là một bên tham gia vào giao dịch tài chính. Mọi giao dịch phải có đối tác thì mới có thể thực hiện giao dịch. Cụ thể hơn, một người mua một tài sản phải được ghép với một người bán sẵn sàng bán và ngược lại. 

Ví dụ: đối tác của người mua quyền chọn sẽ là người bán quyền chọn. Một giao dịch hoàn chỉnh có thể cần nhiều bên tham gia (ví dụ: việc 1 người mua 1.000 cổ phiếu cần 10 người, mỗi người bán 100 cổ phiếu).

Đặc điểm của Đối tác

Thuật ngữ "đối tác" có thể dùng để mô tả một bên tham gia của một giao dịch tài chính. Giao dịch tài chính có thể bao gồm giao dịch giữa các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ hoặc bất kì tổ chức nào khác. Ngoài ra, cả hai bên không cần phải giống nhau. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể là đối tác của một doanh nghiệp và ngược lại. 

Trong mọi trường hợp, khi hợp đồng chung được đáp ứng hoặc khi diễn ra thoả thuận trao đổi, một bên sẽ được coi là đối tác hoặc các bên là đối tác của nhau. Điều này cũng áp dụng cho các hợp đồng kì hạn và các loại hợp đồng khác.

Một đối tác luôn đem lại rủi ro đối tác. Rủi ro ở đây là khả năng đối tác không thực hiện hoặc kết thúc giao dịch. Tuy nhiên, trong nhiều giao dịch tài chính, đôi khi chúng ta không biết đối tác là ai, do vậy chúng ta cần đến sự hỗ trợ của các công ty trung gian nhằm giảm thiểu rủi ro đối tác.

Phân loại đối tác

- Đối tác bán lẻ: đây là những nhà đầu tư cá nhân bình thường hoặc những nhà giao dịch không chuyên. Họ có thể giao dịch thông qua một nhà môi giới trực tuyến như E-Trade hoặc Charles Schwab.

Nhà tạo lập thị trường (MM): Chức năng chính của những người tham gia này là cung cấp thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên họ cũng cố gắng kiếm lợi nhuận từ thị trường. Họ có đầu mối thị trường lớn, và thường sẽ góp một phần đáng kể cho biến động giá và các đề nghị trên thị trường.

- Nhà giao dịch thanh khoản: Đây là nhóm những nhà giao dịch thường có phí rất thấp và nắm bắt lợi nhuận hàng ngày bằng cách thêm thanh khoản và nắm bắt các khoản tín dụng ECN (tiếng Anh: Electronic Communication Network, nghĩa là Mạng lưới thông tin điện tử). Những nhà giao dịch này vẫn có thể có đầu mối thị trường, nhưng ít hơn so với các nhà tạo lập thị trường.

- Nhà giao dịch kĩ thuật: Họ là các nhà giao dịch dựa trên các biểu đồ, các chỉ số thị trường, đường xu hướng hoặc mô hình biểu đồ. Nhà giao dịch này thường tồn tại trong hầu hết mọi thị trường.

- Nhà giao dịch theo xu hướng: Có nhiều nhà giao dịch theo xu hướng khác nhau. Một số người nắm giữ một cổ phiếu xu hướng trong nhiều ngày (mặc dù họ chỉ giao dịch trong ngày), nhưng có những người sẽ sàng lọc "cổ phiếu đang di chuyển", liên tục cố gắng nắm bắt sự biến động nhanh chóng của cổ phiếu theo các sự kiện tin tức, theo khối lượng giao dịch hoặc giá tăng của cổ phiếu.

- Nhà kinh doanh chênh lệch giá: Sử dụng nhiều tài sản, thị trường và công cụ thống kê, các nhà giao dịch này cố gắng khai thác sự thiếu hiệu quả của thị trường hoặc liên thị trường. Những nhà giao dịch này có thể ở qui mô nhỏ hoặc lớn. Một số loại giao dịch chênh lệch giá sẽ đòi hỏi một lượng lớn sức mua để tận dụng triệt để sự thiếu hiệu quả của thị trường.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy