|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Điều kiện giới hạn (Boundary Conditions) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm

10:16 | 19/05/2020
Chia sẻ
Điều kiện giới hạn (tiếng Anh: Boundary Conditions) là giá trị tối đa và tối thiểu được sử dụng để chỉ ra vị trí giá của một quyền chọn.
Điều kiện giới hạn (Boundary Conditions) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Rebecca Diana – Joyful Living Coach.

Điều kiện giới hạn

Khái niệm

Điều kiện giới hạn trong tiếng Anh là Boundary Conditions.

Điều kiện giới hạn là giá trị tối đa và tối thiểu được sử dụng để chỉ ra vị trí giá của một quyền chọn. Các điều kiện giới hạn được sử dụng để ước tính giá của một quyền chọn, nhưng giá thực tế của quyền chọn có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá được đặt làm điều kiện giới hạn.

Đối với tất cả các hợp đồng quyền chọn, giá trị điều kiện tối thiểu luôn bằng 0, vì các quyền chọn không thể được định giá bằng giá trị âm. Trong khi đó, các giá trị điều kiện tối đa sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc quyền chọn đó là quyền chọn mua hay bán, và nếu đó là quyền chọn kiểu Mỹ hay châu Âu.

Đặc điểm của Điều kiện giới hạn

Trước khi biết đến các mô hình định giá cây nhị thức và mô hình Black-Scholes, các nhà đầu tư và thương nhân chủ yếu dựa vào các điều kiện giới hạn để đặt các giá trị tối thiểu và tối đa có thể cho các quyền chọn mua và bán mà họ định giá. 

Các điều kiện giới hạn này thay đổi tùy theo việc quyền chọn đó là quyền chọn kiểu Mỹ hay Châu Âu, vì các quyền chọn của Mỹ có thể được thực hiện sớm. Khả năng thực hiện tại bất kì thời điểm nào trước ngày hết hạn ảnh hưởng đến cách tính giá, do đó các quyền chọn Mỹ sẽ giao dịch ở mức cao hơn so với các quyền chọn tương đương của châu Âu nhờ tính năng này.

Giá trị tối thiểu tuyệt đối cho một quyền chọn là 0, vì một quyền chọn không thể có giá trị âm. Giá trị tối đa trong điều kiện giới hạn được đặt là giá trị hiện tại của tài sản cơ sở. Nếu giá của tài sản cơ sở lớn hơn giá được chỉ định trong quyền chọn mua thì nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền chọn này, vì thực hiện quyền chọn này sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư trả nhiều hơn giá thị trường. Trường hợp này được áp dụng cho cả quyền chọn mua Châu Âu và quyền chọn mua kiểu Mỹ.

Giá trị tối đa của quyền chọn bán đạt được khi tài sản cơ sở không có giá trị, ví dụ như trong trường hợp công ty phá sản khi tài sản cơ bản là chứng khoán. Đối với quyền chọn bán ở Châu Âu, giá trị tối đa được tính là giá trị hiện tại của giá thực hiện. 

Điều này là do các quyền chọn châu Âu không thể được thực hiện tại bất kì thời điểm nào, mà chỉ có thể được thực hiện khi hết hạn ở một mức giá xác định. Giá trị của một quyền chọn của Mỹ ít nhất phải bằng một quyền chọn của châu Âu.

Mặc dù về mặt kĩ thuật, giá trị tối đa của một tài sản có thể là vô cực, tức là một tài sản có thể tăng giá trị mà không có trần, nhưng điều này được coi là không thực tế. Giá trị của tài sản cơ bản thường nằm trong một ranh giới hợp lí có thể được mô hình hóa với độ lệch chuẩn hoặc các phương pháp ngẫu nhiên khác.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, GTVT, Tổng Thư ký Quốc hội
Chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Lê Quang Tùng, giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.