|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đánh giá công bằng (Fairness Opinion) là gì?

21:13 | 12/02/2020
Chia sẻ
Đánh giá công bằng (tiếng Anh: Fairness Opinion) là báo cáo đánh giá các sự kiện sáp nhập, mua lại, spin-off hoặc các loại hình mua bán doanh nghiệp khác, và đưa ra ý kiến về việc liệu giá cổ phiếu đề xuất có công bằng hay không.
Đánh giá công bằng (Fairness Opinion) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đánh giá công bằng

Khái niệm

Đánh giá công bằng trong tiếng Anh là Fairness Opinion.

Đánh giá công bằng là báo cáo đánh giá các sự kiện sáp nhập, mua lại, spin-off, carve-out, mua lại cổ phần hoặc các loại hình mua bán doanh nghiệp khác. Báo cáo này đưa ra ý kiến về việc liệu giá cổ phiếu đề xuất có công bằng với công ty mua lại hay công ty mục tiêu hay không.

Hiểu rõ hơn về đánh giá công bằng

Đánh giá công bằng cung cấp định hướng cho các bên liên quan đến việc sáp nhập, thâu tóm hoặc mua lại, có thể bao gồm cổ đông của công ty bị mua hoặc công ty mua lại. Thực chất đây là đánh giá chuyên nghiệp được xác minh bởi dữ liệu thu thập.

Đánh giá công bằng thường được viết bởi các nhà phân tích hoặc cố vấn có trình độ của ngân hàng đầu tư. Nó được cung cấp cho những người ra quyết định quan trọng với một khoản phí. 

Các nhà phân tích kiểm tra các chi tiết cụ thể của thỏa thuận, bao gồm mọi giá trị cộng hưởng có thể có lợi cho công ty mục tiêu / người bán, các điều khoản của thỏa thuận, gi đề nghị mua cổ phiếu của cong ty mục tiêu / người bán.

Không phải lúc nào các giao dịch liên quan đến công ty đại chúng cũng cần đến đánh giá công bằng, nhưng chúng có thể hữu ích trong việc giảm rủi ro liên quan đến các vụ mua bán và sáp nhập, bao gồm cả rủi ro kiện tụng.

Mặc dù  không bắt buộc, báo cáo này cũng có thể là giúp tạo điều kiện thuận tiện cho việc giao tiếp giữa các bên liên quan.

Đánh giá công bằng là một ý tưởng tốt trong trường hợp giao dịch đang bị trì hoãn do một vụ thâu tóm thù địch, hoặc có nhiều công ty cùng đưa ra đề nghị mua lại đối với công ty mục tiêu với các mức giá khác nhau, nếu người trong công ty có liên quan đến giao dịch, hoặc nếu thành viên hội đồng quản trị hoặc cổ đông lo ngại về tính công bằng của giao dịch.

Ví dụ về đánh giá công bằng

Công ty ABC đã đưa ra lời đề nghị mua công ty XYZ với giá 10 triệu USD. Hội đồng quản trị của XYZ muốn biết liệu đây có phải là một đề nghị công bằng từ công ty ABC hay không. 

Hiện tại họ không nhận được đề nghị mua lại nào khác. XYZ - với tư cách là công ty mục tiêu trong kịch bản này, thuê một cố vấn tại Ngân hàng Đầu tư Độc lập để tiến hành phân tích và cân nhắc về tính công bằng của lời đề nghị này.

Các cố vấn xem xét ba trường hợp mua bán và sáp nhập của ba công ty hoạt động trong cùng ngành, và có mô hình kinh doanh tương tự XYZ. Tất cả các giao dịch đã diễn ra gần đây, tức là trong vòng 6 tháng qua. Cố vấn tính toán chỉ số EV/EBITDA của cả 3 trường hợp, trong đó EBITDA được tính theo kì 12 tháng.

Theo kết quả phân tích, cố vấn thông báo cho công ty XYZ rằng 10 triệu USD là giá hợp lí cho giao dịch này. Sau đó hội đồng quản trị của XYZ chấp thuận việc bán công ty với mức giá này.

(Tham khảo: Investopedia)

Giang

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.