|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tình thế bắt buộc (Bear Hug) trong sáp nhập và mua lại là gì?

15:05 | 10/02/2020
Chia sẻ
Tình thế bắt buộc (tiếng Anh: Bear Hug) là đề nghị mua cổ phiếu của một công ty với giá cao hơn nhiều giá trị thị trường của nó.
Tình thế bắt buộc (Bear Hug) trong sáp nhập và mua lại là gì?  - Ảnh 1.

Hình minh họa

Tình thế bắt buộc

Khái niệm

Tình thế bắt buộc trong tiếng Anh là Bear Hug.

Trong kinh doanh, tình thế bắt buộc là đề nghị mua cổ phiếu của một công ty với giá cao hơn nhiều giá trị thị trường của nó.

Đó là một chiến lược mua lại mà bên mua đôi khi sử dụng khi nghi ngờ rằng ban quản lí hoặc cổ đông của công ty mục tiêu không sẵn sàng bán công ty của họ.

Từ "bắt buộc" phản ánh tính thuyết phục của lời đề nghị quá hào phóng của công ty chào mua đối với công ty mục tiêu. Bằng cách đưa ra một mức giá vượt xa giá trị hiện tại trên thị trường của công ty mục tiêu, bên mua thường có thể đạt được thỏa thuận mua lại. 

Quản lí của công ty mục tiêu về cơ bản buộc phải chấp nhận lời đề nghị hào phóng này vì họ có nghĩa vụ phải phục vụ cho lợi ích tốt nhất của cổ đông.

Hiểu rõ hơn về tình thế bắt buộc

Để được coi là tình thế bắt buộc, bên mua phải đưa ra lời đề nghị cao hơn giá trị thị trường cho một số lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu.

Doanh nghiệp có thể đưa ra giá chào mua cao như vậy để tránh kiểu thâu tóm mang tính đối đầu, hoặc tránh phải thực hiện một hình thức sáp nhập và mua lại cần tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Công ty mua lại có thể sử dụng tình thế bắt buộc để hạn chế cạnh tranh hoặc mua hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung cho các dịch vụ hiện tại của mình.

Vì công ty mục tiêu phải tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho các cổ đông của mình, nên thường nó sẽ phải xem xét nghiêm túc lời đề nghị này, ngay cả khi trước đó không có ý định thay đổi mô hình kinh doanh hoặc thông báo rằng công ty đang tìm kiếm người mua lại.

Đôi khi, doanh nghiệp có thể đưa ra đề nghị theo kiểu tình thế bắt buộc đối với các công ty đang gặp khó khăn hoặc công ty khởi nghiệp. Trong trường hợp này, bên mua hi vọng sẽ có được tài sản sẽ có giá trị lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, các công ty không có biểu hiện gặp khó khăn hoặc không tìm kiếm người mua cũng có thể bị nhắm đến.

Ưu nhược điểm của tình thế bắt buộc

Công ty đưa ra lời đề nghị theo tình thế bắt buộc có thể được cho là đang nỗ lực thực hiện một vụ thâu tóm thù địch, vì nó đẩy công ty mục tiêu bị đặt vào vị trí không thể từ chối đề nghị mua lại. 

Tuy nhiên, không giống như một số hình thức thâu tóm thù địch khác, tình thế bắt buộc thường mang lại tình trạng tài chính tích cực cho các cổ đông.

Công ty mua lại có thể cung cấp các ưu đãi bổ sung cho công ty mục tiêu để tăng khả năng họ sẽ chấp nhận vụ mua lại. Vì lí do này, tình thế bắt buộc có thể cực kì tốn kém cho công ty mua lại, và có thể khiến công ty mua lại mất nhiều thời gian hơn bình thường để thu được lợi tức đầu tư.

Việc từ chối tình thế bắt buộc có khả năng dẫn đến một vụ kiện được đệ trình thay mặt cho các cổ đông của công ty mục tiêu, nếu công ty mục tiêu không thể biện minh lí do từ chối chính đáng. Vì doanh nghiệp có trách nhiệm với các cổ đông, việc từ chối một đề nghị mà có vẻ quá tốt có thể được coi là một quyết định tồi.

(Theo: Investopedia)

Giang

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I ghi nhận sự xáo trộn lớn khi đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.