|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cuộc chiến thuế quan (Tariff War) là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế

09:24 | 11/05/2020
Chia sẻ
Cuộc chiến thuế quan (tiếng Anh: Tariff War) là một cuộc chiến kinh tế giữa các quốc gia nơi họ đánh thuế bổ sung đối với hàng xuất khẩu của nhau.
Cuộc chiến thuế quan (Tariff War) là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Investopedia)

Cuộc chiến thuế quan

Khái niệm

Cuộc chiến thuế quan trong tiếng Anh là Tariff War.

Cuộc chiến thuế quan là một cuộc chiến kinh tế giữa các quốc gia nơi họ đánh thuế bổ sung đối với hàng xuất khẩu của nhau.

Đặc điểm của Cuộc chiến thuế quan

Trong cuộc chiến thuế quan, quốc gia A tăng thuế suất đối với hàng xuất khẩu của quốc gia B, và quốc gia B sau đó tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của quốc gia A để trả đũa.

Thuế suất tăng lên được thiết kế để gây tổn hại về kinh tế cho quốc gia khác, vì thuế quan không khuyến khích công dân của nước nhập khẩu mua sản phẩm của nước xuất khẩu vì tổng chi phí của các sản phẩm đó bị tăng lên.

Một quốc gia có thể kích động một cuộc chiến thuế quan vì không hài lòng với một trong những đối tác thương mại của mình về các quyết định chính trị.

Bằng cách gây đủ áp lực kinh tế cho nước khác, họ hi vọng sẽ tạo ra sự thay đổi trong hành vi của chính phủ của nước đối lập.

Cuộc chiến thuế quan còn được gọi là cuộc chiến hải quan (Custom war).

Cuộc chiến thuế quan trong lịch sử

Trong giai đoạn sau Thế chiến II, Donald Trump là một trong số ít ứng cử viên tổng thống nói về không công bằng trong thương mại và thuế quan. Ông tuyên bố sẽ có một đường lối cứng rắn chống lại các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Và cuộc chiến thuế quan bắt đầu.

Tháng 1 năm 2018, các tấm pin mặt trời và máy giặt được nhắm mục tiêu sẽ bị đánh thuế. Vào tháng 3 năm 2018, mức thuế 25% đã được thêm vào thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu.

Một số quốc gia đã được miễn trừ, nhưng Trump tuyên bố rằng chính phủ Mỹ sẽ áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc.

Điều đó dẫn đến các thông báo thuế quan qua lại khi chính phủ Trung Quốc trả đũa vào đầu tháng 4 năm 2018 với mức thuế 15% đối với 120 sản phẩm của Mỹ được bán tại Trung Quốc và 25% cho 08 sản phẩm, như thịt lợn.

Đáp lại, Tổng thống Trump đã bổ sung các sản phẩm Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD vào danh sách đánh thuế này.

Kể từ tháng 9 năm 2019, Tổng thống Trump đã áp dụng thuế quan đối với hàng hóa trị giá 360 tỷ USD của Trung Quốc, trong đó Trung Quốc đã trả lại 110 tỷ USD sản phẩm của Mỹ.

Do cuộc chiến thuế quan, khu vực sản xuất của nền kinh tế Mỹ chứng kiến sản lượng của nhà máy giảm, khiến kinh tế rơi vào suy thoái.

Nhiều nhà kinh tế và tổ chức thương mại đại diện cho các công ty lớn của Mỹ đã phản đối cuộc chiến thuế quan ngay từ đầu, nhưng những người ủng hộ bao gồm AFL-CIO, công đoàn lớn nhất của Mỹ, và Thượng nghị sĩ Ohio, Sherrod Brown (D), vì Trump tuyên bố sẽ cung cấp một sự thúc đẩy cho các nhà máy thép của Ohio.

Đảng Cộng hòa thận trọng hơn, với cựu Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, và Lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell kêu gọi ông Trump suy nghĩ lại về đề xuất của mình hoặc nhắm mục tiêu thuế quan hẹp hơn.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Shiller, thuộc Đại học Yale, đã cảnh báo vào tháng 3 năm 2018 rằng một cuộc chiến thương mại có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.

Tuy nhiên, với việc tổng thống Mỹ có quyền lực vô hạn đối với việc áp thuế, ý kiến duy nhất tác động đến cuộc chiến thuế quan này vẫn là chính ông Trump.

Vào tháng 3 năm 2018, ông đã đăng trên Twitter rằng: "Trade wars are good, and easy to win".

Thuế quan đã làm tổn hại nông dân Mỹ đến mức Tổng thống Trump, phối hợp với Quốc hội, đã phải cung cấp cho họ viện trợ dưới hình thức trợ cấp kinh tế để giảm bớt nỗi đau kinh tế.

Có lẽ nhận ra rằng cuộc chiến thuế quan dẫn đến hủy diệt lẫn nhau, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý thỏa thuận thương mại được kí kết vào ngày 15 tháng 1 năm 2020, nhưng đại dịch COVID-19 sau đó đang đe dọa áp lực căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia đang tiến hành cuộc chiến thuế quan này.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.