|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế chiến tranh (War Economy) là gì? Đặc điểm, các lưu ý và ví dụ

18:02 | 08/05/2020
Chia sẻ
Kinh tế chiến tranh (tiếng Anh: War Economy) là sự tổ chức của năng lực sản xuất và phân phối của một quốc gia trong thời gian diễn ra xung đột.
Kinh tế chiến tranh (War Economy) là gì? Đặc điểm, các lưu ý và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Yesmagazine)

Kinh tế chiến tranh

Khái niệm

Kinh tế chiến tranh trong tiếng Anh là War Economy.

Kinh tế chiến tranh là sự tổ chức của năng lực sản xuất và phân phối của một quốc gia trong thời gian diễn ra xung đột.

Một nền kinh tế chiến tranh phải sắp xếp và điều chỉnh đáng kể sản xuất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất quốc phòng.

Trong nền kinh tế chiến tranh, chính phủ phải lựa chọn cách phân bổ nguồn lực của đất nước một cách cẩn thận để đạt được chiến thắng quân sự đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quan trọng trong nước.

Đặc điểm của Kinh tế chiến tranh

Kinh tế chiến tranh đề cập đến một nền kinh tế của một quốc gia có chiến tranh.

Nền kinh tế chiến tranh ưu tiên sản xuất hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ cho chiến tranh, đồng thời tìm cách củng cố nền kinh tế nói chung.

Trong thời gian xảy ra xung đột, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp ưu tiên chi tiêu quốc phòng và an ninh quốc gia, bao gồm cả thực hiện chế độ phân phối (Rationing) - chính phủ kiểm soát việc phân phối hàng hóa và dịch vụ, cũng như phân bổ nguồn lực.

Trong thời gian diễn ra chiến tranh, mỗi quốc gia sẽ cấu hình lại nền kinh tế theo một cách khác nhau và một số quốc gia có thể ưu tiên các hình thức chi tiêu cụ thể đặc thù hơn.

Đối với một quốc gia đang có nền kinh tế chiến tranh, tiền thuế chủ yếu được sử dụng cho quốc phòng.

Tương tự như vậy, nếu đất nước đang vay số tiền lớn, những khoản tiền đó có thể chủ yếu hướng tới việc duy trì quân đội và đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia.

Ngược lại, ở các quốc gia không có xung đột chiến tranh, doanh thu thuế và tiền đi vay sẽ đi trực tiếp vào cơ sở hạ tầng và các chương trình trong nước, chẳng hạn như giáo dục.

Các lưu ý đối với Kinh tế chiến tranh

Nền kinh tế chiến tranh thường không cần thiết khi một quốc gia cảm thấy cần phải ưu tiên cho quốc phòng hơn.

Các nền kinh tế chiến tranh thường được mô tả có nhiều tiến bộ công nghiệp, công nghệ và y tế bởi vì đất nước đang trong cuộc chiến tranh và do đó phải chịu áp lực tạo ra các sản phẩm quốc phòng tốt hơn với chi phí rẻ hơn.

Tuy nhiên, vì lí do dó mà các quốc gia có nền kinh tế chiến tranh cũng có thể trải qua sự suy giảm trong phát triển và sản xuất trong nước.

Ví dụ về nền Kinh tế chiến tranh

Các thành viên trong cả hai khối Trục và khối Đồng minh đều có nền kinh tế chiến tranh trong Thế chiến thứ II. Các quốc gia đó là Mỹ, Nhật Bản và Đức.

Sức mạnh kinh tế của Mỹ là một trụ cột quan trọng cho phép quân Đồng minh nhận được tiền và thiết bị cần thiết để đánh bại các thế lực của phe Trục.

Chính phủ Mỹ chuyển sang nền kinh tế chiến tranh sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, tăng thuế và phát hành trái phiếu chiến tranh để tài trợ cho chiến tranh.

Hội đồng sản xuất chiến tranh (WPB) được thành lập để phân bổ nguồn lực cho các nỗ lực chiến tranh, bao gồm đồng, cao su và dầu; trao hợp đồng quốc phòng cho các doanh nghiệp quan tâm, và khuyến khích sản xuất quân sự giữa các chủ doanh nghiệp.

Nổi tiếng nhất là phụ nữ trên khắp nước Mỹ đã tham gia vào nền kinh tế chiến tranh bằng các công việc sản xuất quân sự và các vị trí khác trước đây do đàn ông đảm nhiệm, nhiều người trong số họ đã gia nhập quân đội.

Bởi vì chiến tranh đôi khi có thể có tác dụng thúc đẩy tiến bộ công nghệ và y tế, nền kinh tế của một quốc gia có thể được củng cố mạnh mẽ sau chiến tranh, như trường hợp của Mỹ sau cả Thế chiến I và Thế chiến II.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lập luận rằng bản chất lãng phí của chi tiêu quân sự cuối cùng cản trở tiến bộ công nghệ và kinh tế.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng